Nghệ thuật giao tiếp

Đọc và học danh ngôn tiếp nhận nhiều lợi ích
“Chỉ nên nói khi thực sự có điều đáng chia sẻ”
từng là lời dạy khuyên răn (1)
Thì ra:
giao tiếp hiệu quả và khéo léo không chỉ là kỹ năng(2)
Mà còn là phương tiện để thể hiện sự lãnh đạo,
Tạo ra sự cân bằng giữa sự thân thiện và sự kín đáo! .

Biết khi nào nên giữ kín và khi nào mở lòng
Đôi khi để tạo ra sự kết nối mạnh mẽ,
cần chân thành, cảm thông
Chỉ nên góp ý những quan điểm mang tính xây dựng
Giúp cải thiện, định hình sự tin tưởng, tôn trọng!

Hãy nói về
những trải nghiệm tích cực hoặc câu chuyện vui
Để gắn kết mọi người ,
cùng nhau khuyến khích dưỡng nuôi
“Sự công nhận nỗ lực và ngợi khen ai đó làm tốt”

Đừng nên nói:
những thông tin nhạy cảm có thể gây xung đột !
Và giữ kín bí mật cá nhân, chuyện riêng tư
Vì có thể …
kế hoạch chưa chắc chắn, sẽ không đúng như
“Sự mong đợi của họ “ dễ tạo ra hiểu lầm trầm trọng

Đừng để sự giao tiếp với khiến mất niềm tin, thất vọng
Khi nhận ra ai đó đang cố tỏ ra giỏi giang
Lấy đó làm gương chiếu
kiểm tra tự thân cách nhẹ nhàng
Mượn ý danh ngôn,
vận dụng trí tuệ thực hành suy nghiệm!
Không ai có thể sống đơn điệu
nên “Nghệ thuật giao tiếp” cần khéo rèn luyện !

Huỳnh Phương – Huệ Hương

(1) – Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something.(Người khôn ngoan nói vì họ có điều cần nói; kẻ ngốc nói vì họ phải nói điều gì đó.)* — Plato
—-Better to remain silent and be thought a fool than to speak out and remove all doubt.(Thà im lặng và bị cho là ngốc còn hơn nói ra để loại bỏ mọi nghi ngờ.)— Abraham Lincoln

(2) “The art of communication is the language of leadership.” – Nghệ thuật giao tiếp là ngôn ngữ của lãnh đạo.)— *James Humes*

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.