Để bản thân ngày càng mạnh mẽ…

Có lẽ sức khỏe tâm thần
là yếu tố cần hoàn thiện nhất !
Kính mời nghe một định nghĩa từ WHO(1)
Từ đó không còn tự khép kín, chấp nhận mọi rủi ro
Nhất là lối tư duy bảo thủ cần nên tránh

Một lần tham khảo nhiều nguồn thông tin, so sánh (2)
Kính mời cùng nhau suy ngẫm thiệt hư
Chọn lựa con đường mới, tiến tới chân như
Đừng luẩn quẩn trong sự nhận thức nông cạn (vô minh)
Do cố chấp đi vào ngõ cụt tự mãn ? (3)

Để bản thân ngày càng mạnh mẽ,
nên duy trì năng lượng tích cực nhiều hơn
Không để suy tính cá nhân hời hợt,
thiển cận theo lối cò con.
Khiến dễ lâm tình trạng triền miên trì trệ !
Thành công = 15% tri thức + 85% xã hội quan hệ !

Mở rộng tầm nhìn, tiếp xúc thế giới bên ngoài
Dựa vào sự nỗ lực từng chút, chỉnh sửa lỗi sai
Chắc chắn bản thân
sẽ mạnh mẽ hơn, dần tạo sự bứt phá !
Phiên bản tốt nhất của chính mình
đều từ trí tuệ , trải nghiệm của ta hứa khả !

Huỳnh Phương – Huệ Hương

(1) Sức khỏe tâm thần là một cuộc sống thực sự thoải mái, đạt được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của người khác; có khả năng ứng xử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình huống; có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thỏa đáng các mối quan hệ; có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có các sự cố gây mất thăng bằng, stress. (Nguồn: WHO)

(2) có 3 loại tư duy yếu đuối:—Tư duy cố định: Mắc kẹt trong hiện tại, từ chối thay đổi
Nhà tâm lý học Carol Dweck từng nói: “Người có tư duy cố định cho rằng tài năng của mình có hạn. Vì vậy, khi đối mặt với những thay đổi mới, họ sợ mình không thể đảm đương công việc mới, sẽ dùng cách phản kháng hoặc trốn tránh để đối phó với những sự kiện đột ngột”.Nói cách khác, những người có tư duy cố định không phải năng lực bản thân kém mà là sợ thay đổi trong cuộc sống, chỉ thích giữ mãi sự bất biến.
– Tư duy con nhím: Thói quen đổ lỗi, trốn tránh trách nhiệm
Nhà tâm lý học Joseph Burgo nói: “Phòng vệ tâm lý là lời nói dối mà một người tự nói với mình để trốn tránh đau khổ. Nói một cách thẳng thắn, khi một người không thể đối mặt với sự yếu đuối của mình, họ sẽ dùng cách phòng vệ quá mức để ngụy trang bản thân, đó chính là tư duy kiểu con nhím”. Người càng sớm bỏ được tư duy kiểu con nhím xù này sẽ có cuộc sống ngày càng tốt. Họ dám nhìn nhận nội tâm của mình, chân thật đón nhận những thiếu sót của bản thân. Không thiên vị, không phủ nhận, không trốn tránh, thay vào đó là tích cực gánh vác trách nhiệm của mình.Loại bỏ tư duy con nhím, dám đón nhận con người thật của mình, nhận rõ những thiếu sót của bản thân, để bản thân trưởng thành trong mưa gió, để bản thân ngày càng mạnh mẽ hơn trong gian nan.
– Tư duy nhai lại: Lặp đi lặp lại sự hao tổn nội tâm của những gì trong quá khứ khiến tiêu hao tâm lực
Loại bỏ tư duy nhai lại, biết cắt chận kịp thời, không để những tiếc nuối, sai lầm trong quá khứ tiếp tục dày vò bản thân, hãy đặt sự chú ý vào hiện tại, để bản thân thực sự sống tốt mỗi ngày. Khi đó, bạn sẽ thu hoạch được tương lai rực rỡ.

(3) Định nghĩa từ một người thành công :
“Cố chấp không phải là sự tự tin khi mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát mà là sự tự phụ trong trạng thái hiểu biết nửa vời”.

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.