Phật Tánh Tam Nhân

Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có khả năng làm Phật, nhưng không thể thành Phật. Nguyên nhân là bỏ cái chân mà tìm cầu cái vọng, chưa giác ngộ mà xây dựng ngọn tháp vậy.Phật tánh tam nhân nghĩa là chánh nhân, liễu nhân và duyên nhân. Phật là giác vậy. Tánh có nghĩa là không thay đổi. Người ta, ai cũng có đủ Phật tánh tam nhân này. Nhưng cách thọ dụng về tâm hành của Phật và chúng sanh rất khác nhau. Thế là vì sao? Do vì Phật bỏ tháp để xây dựng bờ giác, còn chúng sanh chưa giác ngộ lại đi xây tháp. Cho nên Phật tánh tuy giống nhưng khác ở chỗ mê và ngộ. Vì thế, khổ vui và thăng trầm có sự ngăn cách một trời một vực.

1. Phật tánh chánh nhân: Chánh nghĩa là trung chánh, tức là hai hình ảnh chủ yếu song song, có đủ nhị đế (chân đế và tục đế), gọi là Phật tánh chánh nhân. Thật là đức tánh thiên nhiên, không phải tu tạo mà có. Kinh Niết Bàn có nói: “Chân như trung chánh cao hơn tất cả mọi sai trái vậy, quả đức của pháp thân nương vào đây được thành tựu, cho nên gọi là Phật tánh chánh nhân.” Đại sư Ấn Quang lại giải thích thêm rằng: “Phật tánh chánh nhân tức là chúng ta, tức là diệu tánh vốn đầy đủ của tâm, là pháp thân chân thật và thường hằng mà chư Phật đã chứng. Pháp thân đó dù ở phàm phu hay ở bậc Thánh cũng không tăng không giảm, bất nhiễm nơi sanh tử, bất tịnh ở Niết bàn. Chúng sanh mê tìm triệt để, chư Phật rốt ráo viên chứng. Mê và chứng tuy khác, nhưng tánh thường bình đẳng.” Đó là Phật tánh chánh nhân.

2. Phật tánh liễu nhân: Liễu là hiểu rõ, ý là nói cái trí sáng tỏ này được phát ra từ chánh nhân trước đó. Do trí và lý tương ưng, cho nên gọi là Phật tánh liễu nhân. Kinh Niết Bàn có nói: “Đó chính là trí tuệ của lý chân như soi sáng, quả đức của Bát Nhã nương vào đây được thành tựu, cho nên gọi là Phật tánh liễu nhân. Đại sư Ấn Quang lại giải thích thêm cho dễ hiểu: “Phật tánh liễu nhân, tức là chánh trí do Phật tánh chánh nhân phát sinh. Phật tánh chánh nhân có được là do hiểu biết hoặc do liễu ngộ kinh điển. Biết là do biết một niệm vô minh chướng che nguồn tâm; không biết là do không biết sáu cảnh giới của ngọn tháp, sự và thể đều rỗng không, cho rằng thực có, do đó tham, sân, si khởi lên, tạo ra sát hại, trộm cướp và dâm vọng. Do cảm giác tạo ra nghiệp, vì nghiệp mà chịu khổ. Ngược lại, Phật tánh chánh nhân vì khởi lên sự mê hoặc mà khiến tạo nghiệp, theo đó chịu khổ và liễu ngộ từ đó, bèn muốn bỏ vọng tìm chơn, phần nhiều lại là bổn tánh vậy.” Đó gọi là Phật tánh liễu nhân.

Phật tánh duyên nhân: Duyên tức là trợ duyên, nghĩa là tất cả thiện căn của công đức trợ giúp liễu nhân, khai phát tánh của chánh nhân, cho nên gọi là Phật tánh duyên nhân. Kinh Niết Bàn có nói: “Duyên trợ giúp liễu nhân, mở ra tất cả công đức thiện căn của chánh nhân, quả đức giải thoát nương vào đây được thành tựu, cho nên gọi là Phật tánh duyên nhân.” Đại sư Ấn Quang giải thích rằng: “Duyên tức là trợ duyên, vì đã được liễu ngộ, cho nên phải tu tập thật nhiều thiện pháp, để mong tiêu trừ hoặc nghiệp, tăng trưởng phước huệ, ắt khiến cho lý sở ngộ vốn đầy đủ thân chứng đời này và mãi đời sau. Đó là Phật tánh duyên nhân.

Về sự quan hệ Phật tánh tam nhân, kinh Quang Minh Huyền Nghĩa có kết luận: “Chánh nghĩa là trung chánh, liễu là hiểu rõ, duyên nghĩa là trợ duyên. Trợ duyên tán trợ liễu nhân, liễu nhân phát khởi khắp chánh nhân. Đại sư Ấn Quang muốn chúng ta dễ hiểu, cho nên đưa ví dụ hết sức sinh động. Ngài nói: “Phật tánh chánh nhân như vàng trong mỏ, như lửa trong cây, như chất sáng trong gương, như mầm trong lúa thóc. Tuy lại vốn đầy đủ, nếu không hiểu rõ, không kịp chưng nấu thêm, nghiền, mài, gieo cấy ẩm ướt đợi duyên, thì vàng, lửa, ánh sáng, mầm mãi không có ngày phát sinh. Tuy biết có chánh nhân, nếu không có duyên nhân, liễu nhân, thì không thể thọ dụng nó được.” Đại sư còn nói: “Giả sử chúng sanh không đủ Phật tánh, dù cho tu tập nhiều thiện pháp, cũng không có lẽ nào thành Phật. Như đá không đủ chất rắn để cứng, băng không đủ chất nóng để tan, quặng mỏ không đủ ánh sáng, cát không đủ chất dẻo, dù cho chưng nấu, nghiền, mài, gieo trồng ẩm ướt đợi duyên, chất này chất nọ xảy ra tai họa liên tục, rồi cũng không có vàng, lửa, ánh sáng, chất dẻo phát sinh. Mài trí cũng như thế, ai đồng ý đem Bồ đề, Niết bàn, tánh có đủ của mình vọng cho là phiền não, sanh tử, thì chỉ khiến cho niềm vui chân thường đó của chư Phật và hàng Thánh nhân tam thừa được kéo dài lâu hơn, còn mình cam chịu nỗi khổ về ảo vọng đó vậy thay!”

Phật tánh tam nhân này, chánh nhân thuộc đức tánh, duyên nhân và liễu nhân thuộc đức tu, là hai loại tu trong một tánh. Đại sư Ấn Quang có nói: “Tu đức có thuận có nghịch, thuận tánh mà tu, càng tu càng gần, tu hết sức và chứng triệt để, chứng nhưng liễu ngộ không sở đắc; nếu nghịch tánh mà tu thì càng tu càng xa, tu hết sức mà mãi đọa ác đạo, đọa nhưng liễu ngộ không có chỗ mất.” Cái gọi là chứng ngộ và liễu ngộ triệt để thì không sở đắc, người vĩnh viễn bị đọa thì sự liễu ngộ không có chỗ mất, tức là chỉ cho Phật tánh chánh nhân, Phật tánh chánh nhân này sinh ra sự bình đẳng của Phật, không vì chứng hay mê mà được hay mất vậy. Nói một cách cụ thể, vì chư Phật thuận tánh mà tu, bỏ tháp xây bờ giác, cho nên chánh nhân rất hợp với hai nhân: Liễu nhân và duyên nhân, nếu hợp với liễu nhân thì trở thành tịnh liễu nhân và thiện duyên nhân, tu hết sức mới chứng tự tánh một cách triệt để và trở thành Đẳng Chánh giác; Vì chúng sanh tu nghịch tánh, bỏ bờ giác lại xây tháp, cho nên chánh nhân rất hợp với hai nhân: Liễu nhân và duyên nhân, nếu hợp với liễu nhân thì trở thành nhiễm liễu nhân, nếu hợp với duyên nhân thì trở thành ác duyên nhân, tu hết sức mà mãi đọa ác đạo. Nhưng Phật tánh chánh nhân thì không luận thành chánh giác hay đọa ác đạo mà chính là thường trụ, trước sau không biến đổi. Đại sư Ấn Quang có nói: “Phật tánh chúng sanh thường trụ tuy có đủ nhưng không gặp nhau, tịch chiếu viên dung, do mê mà chưa ngộ, trái lại thừa sức công đức của Phật tánh này khởi mê hoặc mà tạo nghiệp, luân hồi sáu nẻo, há không đáng buồn lắm thay!” Chúng sanh có đủ Phật tánh tam nhân lại uổng công tu nghịch tánh, chính là hiện tượng não nuột.

Phật tánh tam nhân này, tuy gọi là hai loại tu trong một tánh, nhưng để cho hiểu rõ hai loại tu này thì tuyệt đối không thể tách chúng rời nhau. Vì sao thế? Vì tu đức và tu tánh không hai, vì tu từ mọi tánh, tánh toàn tu. Duyên nhân và liễu nhân do chánh nhân mà ra, nghĩa là không xa lìa chánh nhân, cho nên một tức là ba, ba tức là một, không phải tung tóe như ba giọt nước, cũng không phải sự ngang ngược của bốn điểm phía bên dưới chữ hỏa (热), mà vẫn như ba điểm của chữ A (阿), không phải tung tóe, ngang ngược, không phải xa cách vậy. Đúng ra, Phật tánh tam nhân này tức là tam đế: không, giả, trung của bản tánh vốn đủ. Liễu nhân là rỗng không đế, duyên nhân là giả đế, chánh nhân là trung đế, cho nên Phó Sử“Phụ Hành” ba lần nói: “Tam thiên tức không tánh, liễu nhân vậy; Tam thiên tức giả tánh, duyên nhân vậy; Tam thiên tức trung tánh, chánh nhân vậy.” Tam thiên là một niệm của mình ở trước mặt mọi người, đầy đủ với lý và sự thì tạo ra hai ý nghĩa của Tam thiên. Lý này rất sâu, sơ cơ khó hiểu, tạm thời dùng ví dụ cho rõ. Ví dụ chúng ta khởi lên một niệm, trong ý đó dường như vẫn có cảnh tượng ảo, do vì không thực (duyên sanh vô tánh), tức là giả tánh, gọi là duyên nhân. Ở đây chính là nói tóm lược về cảnh sở niệm: Nếu như lại có thể nói về tâm niệm, về tâm của sắc niệm này, niệm niệm không dứt, không có hình tướng khả đắc, tức là tánh không, gọi là liễu nhân. Như thế trong một niệm, có tánh không của vô hình tướng và tánh giả của cảnh tượng ảo, hai tánh này đều dung hợp lẫn nhau mà tồn tại, tức là không phải có, không phải rỗng không, bất nhị của rỗng không và hữu tức là trung tánh, gọi là chánh nhân, chánh nhân tức là diệu tánh của trung đạo vốn có.

Phật tánh tam nhân này ở trong địa nhân của chúng sanh gọi là Phật tánh tam nhân, lên đến quả vị của chư Phật trở thành Bí tạng của tam Đức; chánh nhân trở thành Đức của pháp thân; liễu nhân trở thành Đức của Bát Nhã và duyên nhân trở thành Đức của giải thoát.n

Giác Hạnh Tâm dịch – Trích từ “Phật giáo Đinh Ba”

http://www.daophatngaynay.com

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.