Mục Lục
I. Giới thiệu
1. Xin lỗi bạn, bạn có thể cho tôi biết qua lý tưởng của bạn?
2. Phật tử là gì?
3. Ðạo Phật có phải là một Tôn giáo không?
4. Làm thế nào để trở thành Phật tử?
5. Cho biết vấn đề đức tin trong đạo Phật?
II. Ðức Phật
6. Ðức Phật là ai?
7. Tại sao Thái tử xuất gia tu hành?
8. Ðạo sĩ dòng Thích Ca tìm thầy học đạo và tu đạo như thế nào?
9. Ðắc đạo rồi đức Phật có giáo hóa chúng sanh không?
10. Phải chăng đức Phật là một vị trời?
11. Làm sao biết được đức Phật là bậc giác ngộ giải thoát hoàn toàn?
III. Ðạo Phật
12. Cho biết sơ qua về kinh điển căn bản của Ðạo Phật?
13. Cốt lõi của đạo Phật là gì?
14. Giải thích thêm về đạo lý Vô ngã, Vô thường.
15. Với ánh sáng đạo lý Duyên khởi, đức Phật nhìn cuộc đời như thế nào?
16. Tội ác phát sinh từ đâu và làm sao diệt trừ?
17. Thế nào là luân hồi?
18. Tại sao Phật tử không tin “Thượng đế”?
19. Như vậy làm sao giải thích được nguồn gốc của con người và vũ trụ?
20. Theo đạo Phật thì những con người có mặt đầu tiên ở trên trái đất này là ai và ra sao?
21. Không đề cập đến Thượng đế nhưng đạo Phật có nói đến bản thể vũ trụ không?
22. Xin cho biết chữ Trời trong Kinh điển đạo Phật và quan niệm Thượng đế khác nhau như thế nào?
23. Vậy thì đạo Phật chủ trương “hữu thần” hay “vô thần”?
IV. Giáo Hội
24. Cho biết chữ Tăng già (sangha) là gì?
25. Những ai có thể trở thành Tỷ kheo, Tỷ kheo ni?
26. Tại sao có vị mặc áo nâu, có vị quấn cà sa vàng?
27. Nam Tông và Bắc Tông khác nhau như thế nào?
28. Ðạo Phật Việt Nam thuộc Nam Tông hay Bắc Tông? 29. Cho biết sơ tổ chức đạo Phật Việt Nam ngày nay?
30.Cho biết qua tình hình Phật giáo thế giới gần đây và hiện nay?
V. Phật tử
31. Cho biết sơ qua bổn phận của một Phật tử?
32. Thế nào là tu dưỡng bản thân?
33. Giải thích thêm về Bi, Trí, Dũng.
34. Phật hóa gia đình là thế nào?
35. Làm sao để cải tạo xã hội?
36. Cho biết thái độ Phật tử đối với việc xây dựng hòa bình?
37. Vì sao phải phổ biến chánh pháp?
38. Muốn phổ biến chánh pháp nên theo những quy tắc nào?
VI. Linh tinh
39. Quy y là gì?
40. Có nên đi chùa và gặp các người tu hành không?
41. Thờ Phật trong nhà có lợi ích gì?
42. Cho biết ý nghĩa của sự tụng kinh?
43. Sám hối là gì?
44. Niệm Phật là thế nào?
45. Tu thiền là gì?
46. Vì sao Phật tử ăn chay?
47. Phật tử phải kỵ giỗ như thế nào cho hợp đạo?
48. Cầu an là gì?
49. Gia đình Phật tử nên tổ chức lễ cưới cho con cháu như thế nào?
50. Xin cho biết thái độ của gia đình Phật tử đối với vấn đề hạn chế sinh sản.
51. Phải làm gì khi trong nhà có người chết?
52. Phật tử phải đối với người khác tư tưởng, khác đạo như thế nào?
I. Giới thiệu
1. Xin lỗi bạn, bạn có thể cho tôi biết qua lý tưởng của bạn?
– Tôi là Phật tử. Tôi tu học theo đạo Phật.
2. Phật tử là gì?
– Phật tử là người tu học theo đạo Phật hay người muốn giác ngộ như Phật. Nói cách khác, người Phật tử là người đi tìm sự thật nơi con người và vũ trụ theo kinh nghiệm của Phật, bậc giác ngộ hoàn toàn.
3. Ðạo Phật có phải là một Tôn giáo không?
– Ðạo Phật là lẽ sống giác ngộ do Phật tìm ra. Ðạo Phật không phải là một “tôn giáo” theo định nghĩa thông thường mà là phương pháp giác ngộ hay là con đường đưa đến sự thể nhập chơn lý. Nếu cần dùng chữ tôn giáo (Religion) cho dễ hiểu thì có thể nói đạo Phật là một “Tôn giáo không có Thượng đế”. Có người bảo đạo Phật là một triết học nhưng phải là một triết học thực tiễn.
4. Làm thế nào để trở thành Phật tử?
– Bạn có thể trở thành Phật tử nếu bạn tự nguyện hướng về giác ngộ, nghĩa là muốn kính thờ Phật làm Thầy, sống theo đạo lý vi diệu, lợi ích của Phật (Dharma) và muốn được sự hướng dẫn của các vị tu hành chơn chánh và hòa hợp với các bạn đồng đạo.
Rõ ràng hơn, Phật tử là người có lý tưởng giác ngộ luôn luôn cố gắng tu hành theo 5 giới sau đây:
1 – Không giết hại, nghĩa là tôn trọng sự sống con người.
2 – Không trộm cướp, nghĩa là tôn trọng tài sản của kẻ khác.
3 – Không tà hạnh, nghĩa là tôn trọng hạnh phúc gia đình mình và gia đình người.
4 – Không dối trá, nghĩa là tôn trọng sự thật.
5 – Không uống những thứ làm say loạn, nghĩa là giữ gìn tâm trí bình tĩnh và sáng suốt.
Năm điều tu học nầy không những có ý nghĩa trong đời sống cá nhân, gia đình mà còn có ý nghĩa trong cuộc sống tập thể và xã hội.
5. Cho biết vấn đề đức tin trong đạo Phật?
– Niềm tin (sađhâ) của Phật tử khác hẳn “Ðức tin” của những người theo các tôn giáo khác. Phật tử luôn luôn sáng suốt trong vấn đề chấp nhận và thực hành Ðạo Phật.
Phật tử kính thờ Phật với quan niệm Phật là bậc giác ngộ hoàn toàn, đầy đủ từ bi, trí tuệ và hùng lực. Ðối với Phật tử, tượng Phật không phải là một ngẫu tượng (idole) mà là biểu trưng lý tưởng giác ngộ, hình ảnh Chơn, Thiện, Mỹ. Sự kính lễ tượng Phật của Phật tử khác xa hành động quỳ lụy, sợ sệt trước những hình tượng của tín đồ đa thần giáo (polythéisme) hay nhất thần giáo (monothéisme).
Phật tử quan niệm đạo lý của Phật là “ngón tay chỉ mặt trăng”; người tìm đạo phải nương theo ngón tay đạo lý để thấy được mặt trăng chân lý. Họ tìm hiểu chín chắn và phán đoán phân minh những lời dạy của Phật trước khi chấp nhận và áp dụng. Chính Phật khuyến khích họ điều đó. Chủ nghĩa tín điều (dogmatisme) không có trong đạo Phật.
Ðối với Tăng Ni, Phật tử không hề xem các vị ấy là những người thay mặt Phật để tha tội hay ban phước. Họ kính trọng các vị ấy vì xem các vị ấy như là gương mẫu đạo hạnh và là người dìu dắt họ trên con đường Ðạo.
HT.Thiện Châu – Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, 1997
Nguồn http://thuvienhoasen.org
Chuyển sang ebook 22-7-2009 – Người thực hiện : Nam Thiên – namthien@gmail.com
Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org