Năng Lực Của Bi Mẫn

Bi mẫn là một tâm có hương vị duy nhất
của lòng thương mến đến tất cả chúng sinh.
Từ lòng bi mẫn tất cả mọi mục tiêu được đạt đến.
– LONG THỌ, Tràng Hoa Quý Báu.

Cùng với từ ái, bi mẫn là khuôn mặt của lòng vị tha. Đấy là một cảm giác từ chiều sâu của trái tim mà chúng ta không chịu đựng nổi khổ đau của người khác mà không hành động để giải thoát. Khi bi mẫn được lớn mạnh hơn, ý chí của chúng ta cũng lớn lên tương ứng để chính mình cố gắng vì ợi ích của tất cả chúng sinh, ngay cả nếu ta phải làm việc ấy đơn độc. Đây là sự phục vụ không thành kiến đối với tất cả chúng sinh, bất chấp vị thế của họ là gì. Trong việc làm sáng tỏ chí nguyện này, chúng ta thấy rằng bằng việc đạt đến giác ngộ của chính mình, cuối cùng chúng ta sẽ có thể hoàn thành hy vọng của mọi người trong chu vi mở rộng của lòng từ ái của chúng ta, “tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làm để đạt đến giác ngộ vì lợi ích của họ,” chúng ta quyết định như thế. Bi mẫn là viên đá nền tảng của khuynh hướng vị tha để đạt đến sự giác ngộ vô thượng nhằm để hổ trợ tất cả chúng sinh.

Đại bi là gốc rể của hành động vị tha đối tượng kinh ngạc của thế giới: không có cội nguồn nào lớn hơn cho việc cứu giúp và hạnh phúc [hơn là đại bi]. Cho đến khi mà chúng ta có lòng bi mẫn, chúng ta sẽ tự do khỏi những sự băn khoăn sâu thẩm nhất. Khả năng để cống hiến chính mình đến lợi ích của người khác mang lại, bằng trái lại thì không đạt được, sức mạnh và tiềm năng cho sự thánh thiện. Phát sinh lòng đại bi, và chúng ta trở thành một người thân hữu của tất cả chúng sinh, lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh vị tha khác và là đứa con yêu mến của đấng giác ngộ.

BI MẪN NHƯ HẠT GIỐNG, NƯỚC, VÀ THU HOẠCH

Bi mẫn tự nó được thấy là
Hạt giống của sự thu hoạch phong nhiêu, nước để tăng trưởng,
Và thể trạng chín muồi của sự thụ hưởng lâu dài.
Do vậy, vào lúc bắt đầu tôi nguyện cầu bi mẫn.
– NGUYỆT XỨNG

Bi mẫn là thiết yếu trong giai đoạn khởi đầu, giai đoạn giữa, và giai đoạn kết thúc của sự thực tập tâm linh. Nó giống như hạt giống của giác ngộ. Chúng ta cần nước, đất, và phân bón để canh tác mùa màng – cho dù đấy là lúa gạo, lúa mạch, lúa mì, hay bắp. Một hạt lúa chỉ có thể phục vụ như nguyên nhân của cây lúa và không thể lớn lên thành cây lúa mạch, vậy thì đấy là nguyên nhân phi thường của lúa gạo. Tương tự thế, một động cơ bi mẫn là nguyên nhân phi thường của sự giác ngộ vô thượng, và vì thế nó trở thành nền tảng của việc thực hành tâm linh, giống như một hạt giống. Đấy là sự bắt đầu.

Đến những giai đoạn giữa, khi đặt khuynh hướng vị tha vào trong sự thực tập, chúng ta khám phá ra rằng thật không dễ dàng để giúp ngay cả một chúng sinh vượt thắng hình thức biểu hiện của ngay cả một loại rắc rối, không đề cập đến việc chiến thắng khuynh hướng tiềm tàng trong tâm. Sự cải thiện như vậy đòi hỏi nổ lực liên tục. Chúng ta có thể trở nên mệt mỏi và nhụt chí, nhưng nếu chúng ta tiếp tục phát triển bi mẫn, chúng ta sẽ không đánh mất sự cống hiến vị tha mà chúng ta đã phát sinh trước đây. Nếu chúng ta duy trì lòng bi mẫn mạnh mẽ khi chúng ta chạm trán với những hoàn cảnh khó khăn, chí nguyện của chúng ta sẽ tăng trường một cách tự nhiên. Đây là tầm quan trọng của bi mẫn trong những giai đoạn giữa: nó như nước nuôi dưỡng những phẩm chất tâm linh mà nó nhằm để nuôi dưỡng những người khác đối với giác ngộ.

Sự giác ngộ tròn vẹn có nghĩa là chúng ta ở trong sự hiện diện tương tục của đại bi, do vậy chúng ta sẽ không duy trì trong sự hòa bình đơn độc mà sẽ luôn luôn dấn thân một cách trọn vẹn vì lợi ích của những người khác. Giống như thể trạng chín muồi của sự thu hoạch được thụ hưởng bởi vô số, đây là tầm quan trọng của đại bi lúc kết thúc.

Quan tâm cho người khác là một ý chí đảm đương gánh nặng để giúp đở họ đạt đến hạnh phúc của chính họ. Một sự gánh vác can đảm, vô song, vị tha như vậy của gánh nặng này cuối cùng đưa đến sự ngưỡng mộ những trình độ phát triển tâm linh nhằm đề phục vụ một cách hiệu quả hơn.

Ở Lhasa, khi trao truyền giáo huấn từ ái và bi mẫn đến giới trẻ của tôi, tôi đã phải xúc động từ sâu thẩm bên trong. Sau lần đầu tiên đến Dharamsala, Ấn Độ như một người tị nạn, tôi đã điều khiển một lễ khai tâm, và tôi đã lau nước mắt khi đọc lại thi kệ của Nguyệt Xứng (Chandrakirti – ở trang trước). Mặc dù tôi đã xúc động một cách sâu xa qua việc quán chiếu những phẩm chất diệu kỳ của vị tha, nhưng chúng dường như điều gì đấy xa vời, khó khăn cho tôi để đạt được. Khoảng năm 1969, sau khi đạt được tuệ giác nội quán vào trong việc làm thế nào chúng ta cường điệu chính mình vào trong việc biểu hiện như một đạo sư và những thứ phóng đại vào trong những đối tượng dưới sự kiểm soát của chúng ta như thế nào, tôi thấy rằng giải thoát thật sự là có thể đạt được bởi vì si mê đã làm nên những sự thổi phồng như thế đơn giản là sai lầm, và có một năng lực đối kháng – kiến thức và tuệ trí vững chắc – có thể loại trừ nó.

Biết rằng giác ngộ là có thể đạt được, và sau khi thực hành Hướng Dẫn Lối Sống Bồ Tát trong những năm cuối của lứa tuổi ba mươi, tôi đã đạt được đủ kinh nghiệm, cảm nhận của tôi về từ ái và bi mẫn chân thật ở tại một khoảng cách đã được thay đổi, và tôi đã phát triển một niềm tin đấy là tôi có thể phát triển lòng vị tha thật sự. Kể từ lúc ấy tôi đã thực hiện một tiến trình nào đó đối với mục tiêu ấy.

Hãy để tôi nói với quý vị một câu chuyện vui về những dòng nước mắt này. Một người nọ tham dự buổi lễ và không hiểu tối thiểu tại sao tôi khóc đã đi đến gặp vị giáo thọ của tôi, Trijang Rinpoche, trong ngày kế tiếp. Ông cho hay rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cực kỳ đau buồn trong buổi lễ đến nổi ngài đã khóc. Trijang Rinpoche hỏi ông ta: “Tại sao ngài khóc?” Ông nói, “Ngài đã thất vọng bởi vì ngài chỉ có một cơ hội ở Tây Tạng để ban bố lễ quán đảnh này.” Trijang đã ngạc nhiên với sai lầm của người ấy. “Không chỉ ông sai lầm rằng Đức Thánh Thiện đã ban lễ quán đảnh này chỉ một lần ở Tây Tạng, nhưng ngài sẽ không bao giờ thất vọng đối với một việc như vậy.” Tôi đã cười và cười khi tôi nghe câu chuyện ấy.

MỞ RỘNG VÒNG XOAY CỦA MỐI QUAN TÂM NÀY NHƯ THẾ NÀO

Đối với ai chúng ta trau dồi lòng bi mẫn? Câu trả lời là, Mỗi một chúng sinh, bởi vì mỗi người phiền não với một hình thức đau khổ nào đó. Trong những thiền quán trước đây, chúng ta đã phát triển một sự mật thiết với những người khác. Đầu tiên chúng ta nhận ra rằng chúng ta và người ta bỉnh đẳng trong việc muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau; thứ đến chúng ta đã học rằng trải qua sự tương tục của những kiếp sống mọi người đã từng là người thân nhất của chúng ta, cho chúng ta sự giúp đở một cách hoan hỉ; cuối cùng chúng ta đã thấy rằng chính bản chất của xã hội mà người khác cung ứng những thứ phục vụ cần thiết đã hổ trợ chúng ta, cho dù có chủ ý hay không. Nếu chúng ta không có nhận thức thấu cảm này, thế thì khi chúng ta cố gắng thấu hiểu nổi khổ của một người khác qua sự thống khổ của chính mình, chúng ta thậm chí có thể cảm thấy vui sướng trong nổi khổ đau của kẻ thù.

Vài thế kỷ trước, một tu sĩ đã vui mừng khi nghe rằng một vị tu sĩ khác, người mà ông không thích đã kết hôn, trong việc vi phạm những thệ nguyện của một tu sĩ. Vị tu sĩ vui mừng pha trà, mời một số bè bạn của ông, và nói với họ, “Tôi có một việc tốt đẹp nói với quý vị. Người ta nói rằng vị tu sĩ ấy đã có vợ.” Khi vị lạt ma của vị tu sĩ kháo chuyện ấy biết việc gì đã xảy ra, ông nói, “Vị kháo chuyện này đã tích tập nhiều nghiệp xấu hơn bằng việc thích thú rằng một vị tu sĩ khác đã đánh mất thệ nguyện của mình hơn là vị tu sĩ ấy tự làm.” Như Tông Khách Ba nói,

Trên thế giới, khi khổ đau được thấy trong một kẻ thù, không chỉ nó là không thể chịu nổi, mà chúng ta lại vui mừng với nó. Khi một người không từng giúp đở cũng không làm hại chúng ta được thấy là khổ đau, trong hầu hết mọi trường hợp chúng ta sẽ không chú ý đến người ấy. Những sự phản ứng này là qua việc không có một cảm nhận tình cảm với sự quan tâm đến những người này.

Tuy nhiên, khi chúng ta thấy một người thân khổ đau, thì việc đó là không chịu nổi, và mức độ không thể chịu nổi ấy lớn như tình cảm của chúng ta với người ấy. Do thế, đấy là tầm quan trọng thiết yếu để phát sinh một cảm nhận yêu mến và tình cảm mạnh mẽ đối với chúng sinh.

Bất chấp họ là giàu hay nghèo, mạnh khỏe hay ốm đau, già hay trẻ, điều cốt yếu phải có một cảm giác không thay đổi về sự yêu mến với người khác và sự đau khổ liên tục của họ.

Thật dễ dàng hơn để phát sinh lòng bi mẫn trong khi quán tưởng về một người chúng sinh rất nghèo khổ, nhưng chúng ta cũng cần phản chiếu trên những người dường như hoàn toàn không khổ đau nhưng người nào thật sự hành động trong những cách như vậy cuối cùng sẽ mang đến những biểu hiện khổ đau. Mở rộng sự quán chiếu và bi mẫn này đến những người đã từng làm nhưng việc như vậy trong quá khứ, việc tích tập những xu hướng nghiệp chướng tiêu cực. Mặc dù những tác động nghiệp chướng của họ không bị trải nghiệm trong hiện tại, những người đang thành đạt này đã chất chứa những nguyên nhân của khổ đau tương lai chắc chắn giống như một khối u ung thư không đau đớn nằm trong thân thể. Mở rộng đề mục thiền quán này một lần nữa bằng việc phản chiếu trên những chúng sinh sai lầm trong bản chất nội tại với những gì chỉ là niềm vui sướng nông cạn và phải chịu sự đau khổ của thay đổi (hoại khổ). Cuối cùng phản chiếu trên vấn đề tất cả chúng sinh phải chịu sự quay cuồng của khổ đau lan tỏa cùng khắp (hành khổ) như thế nào — quyện kết trong một tiến trình của những điều kiện vượt khỏi tầm kiểm soát của họ

NHỮNG BƯỚC THIỀN QUÁN

Vì dễ dàng hơn để phát sinh bi mẫn đối với những người thân, hãy bắt đầu với một người thân nhất.

1- Đưa đến tâm một người thân có một nổi đau khổ rõ ràng, và hãy nghĩ:

Giống như tôi, con người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế trớ trêu thay lại có nổi khổ như vậy. Chỉ mong sao người này có thể thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân của đau khổ!

Phân tích những cách mà người này đau khổ cho đến khi chúng ta có một cảm nhận mạnh mẽ về việc sung sướng diệu kỳ như thế nào nếu người ấy có thể tự do khỏi tất cả các loại đau khổ. Khi cảm nhận suy giảm, hãy nghĩ nhiều hơn về việc con người đau khổ như thế nào, và khi điều này phát sinh một sự thương xót mạnh mẽ và một nguyện ước cho sự giải thoát của người ấy, duy trì với điều này mà không phân tích. Điều này được gọi là sự luân chuyển giữa thiền phân tích (quán) và thiền ổn định (chỉ). Tiến hành hai thứ thiền này tới và lui, thay đổi vì thế cường độ của cảm nhận duy trì mạnh mẽ. Cuối cùng, hai loại thiền tập sẽ hổ trợ lẫn nhau và làm sâu sắc mỗi thứ hơn mà chúng ta không cần phải luân chuyển giữa hai thứ nữa.

2- Quán tưởng trước mặt ta một người thân, người mặc dù không bị nổi khổ đau trớ trêu tức thời, nhưng sẽ đau khổ trong tương lai qua những hành vi phiền não chướng ngại ẩn tàng nặng nề của những loại mà tất cả chúng ta đã phạm phải trải qua từ thời vô thỉ. Hãy nghĩ:

Giống như tôi, con người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế trớ trêu thay lại có nổi khổ như vậy. Chỉ mong sao người này có thể thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân của đau khổ!

Thay đổi giữa thiền phân tích và thiền ổn định.

3- Từ từ mở rộng đề mục thiền quán này đến từng người một, đầu tiên với nhiều người thân hữu hơn, rồi thì với những người trung tính, và cuối cùng với những người thù oán, sau chót bao gồm tất cả chúng sinh khắp hư không.

Mở rộng phạm vi của thiền quán vì thể chúng ta không bị giới hạn để nguyện ước điều ấy chỉ cho một ít người được thoát khỏi khổ đau hay tất cả chúng sinh được giải thoát khỏi những loại khổ đau nào đấy mà thôi. Sự nguyện ước cho lợi ích của người khác không cục bộ và không bị thành kiến – đấy là một nguyện ước chân thành mà mỗi một chúng sinh được giải thoát khỏi tất cả mọi loại khổ đau và nguyên nhân của nó.

Bằng việc trau dồi lòng bi mẫn đầu tiên cho những người thân, rồi đến những người trung tính, và cuối cùng đến những người thù oán, chúng ta cuối cùng nắm giữ một điều là sự cảm nhận bi mẫn một cách mạnh mẽ cho chúng sinh trong phổ quát. Tuy nhiên, nếu khởi đầu, chúng ta thiền quán trên chúng sinh một cách tổng quát mà không tập trung một cách tha thiết đến những cá nhân, chúng ta có thể có cảm tưởng là có lòng bi mẫn cho tất cả chúng sinh, nhưng khi một hoàn cảnh trái ngang chẳng hạn như bị cản trở trong điều gì đó chúng ta muốn mà chẳng may sinh khởi, thì chúng ta sẽ biểu lộ hoàn toàn ngược lại.

This entry was posted in Bài Giảng, Phật Giáo. Bookmark the permalink.