Chúng Tôi Gọi Ngài Là Kundun

Những người dân xứ Tây Tạng, giống như tôi, thương mến gọi Đức Đạt Lai Lạt Ma là “Kundun”, có nghĩa là Sự Hiện Diện. Tuy nhiên, mỗi học giả lại diễn dịch chữ “Kundun” theo ý riêng của họ. Tôi không phải là học giả, dù cho tôi có tưởng tượng nhiều đến đâu chăng nữa, nhưng đối với riêng tôi, “Kundun” có nghĩa là Niềm Hân Hoan …

Chúng Tôi Gọi Ngài Là Kundun

Mỗi ngày, khi bạn thức giấc, hãy nghĩ rằng

Hôm nay tôi may mắn vì tôi còn thức dậy

Vì tôi còn sống

Vì tôi có một đời người quý báu

Thế nên, tôi sẽ không để lãng phí

Và tôi sẽ sử dụng tất cả năng lượng của tôi

Để phát triển bản thân

Và rộng mở trái tim mình đến những người khác.

~ Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tôi cầm lấy tấm hình chân dung của ngài lên, rồi tôi ngồi xuống, và tôi đã chuyện trò, rồi phàn nàn với tấm hình không sống động của Kundun về biết bao nhiêu câu chuyện. Lúc đó, tôi chỉ mới mười tuổi. Ở vào lứa tuổi dễ nhạy cảm, tôi cảm thấy trong tận cùng trái tim tôi, Kundun đã lắng nghe tôi nói.

Khi bạn bè và người thân, hỏi tôi về những ước mong của tôi, tôi thường đứng dậy và nói, “Tôi muốn trở thành người Thư Ký Của Kundun”.

Những người dân xứ Tây Tạng, giống như tôi, thương mến gọi Đức Đạt Lai Lạt Ma là “Kundun”, có nghĩa là Sự Hiện Diện. Tuy nhiên, mỗi học giả lại diễn dịch chữ “Kundun” theo ý riêng của họ. Tôi không phải là học giả, dù cho tôi có tưởng tượng nhiều đến đâu chăng nữa, nhưng đối với riêng tôi, “Kundun” có nghĩa là Niềm Hân Hoan.

Hàng triệu người Tây Tạng tôn kính ngài là hiện thân của Đức Phật Từ Bi, là Bồ Tát Quán Thế Âm. Người Tây Tạng tổ chức lễ chào mừng sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma với nhiều mầu sắc rực rỡ, giống y hệt như lễ chúc mừng năm mới.

Tôi thường chạy đuổi theo anh em của tôi, vui chơi trên những ngọn đồi nhỏ, nơi mà tất cả dân làng tụ họp lại chuẩn bị cho các lễ hội lớn. Chúng tôi thường mang theo một nắm gạo lớn, bột bắp ngô, hương nhang để cúng, trà đen và Katha (khăn san của người Tây Tạng, được tin tưởng như là có sự tốt lành) để cúng dường, và cầu nguyện cho Kundun được sống dài lâu.

Nhưng bất chấp tất cả điều này, Kundun mạnh mẽ nói rằng, “Tôi chỉ là một nhà sư đơn giản.”

Giống như bao đứa trẻ khác, tôi đã đủ tò mò để quấy rối bố tôi, với vô số câu hỏi làm bố khó trả lời.

Một lần kia, bố tôi đang ngồi giữa những bức chân dung của nhiều vị Phật khác nhau, trong phòng cầu nguyện.

“Bố ơi, tại sao Kundun nói rằng ngài là một nhà sư Phật giáo đơn giản? Chúng ta đều biết rằng ngài là một vị Phật sống!”

Bố tôi đeo kính, đang chú tâm cầu nguyện, và quay sang tôi, rồi bố ngừng lại một phút.

Bố tôi trả lời một cách thận trọng, giọng nói của bố tựa như dòng sông chảy, khi thì nhịp nhàng, khi thì mạnh mẽ, lên xuống, như dòng nước phải khéo léo, lèo lái qua những tảng đá, bố nói, “Dola, dù là một người có nhiều từ bi và trí tuệ như Kundun, nhưng ngài luôn luôn khiêm tốn, và Kundun không muốn mọi người tin rằng ngài là Đức Phật tối cao. Thế nên, sự so sánh dừng lại ngay sau đó và ở đó.

Tôi nhún vai, cười vì chẳng hiểu gì cả, rồi tôi chạy đi chơi với bạn bè của tôi.

Bây giờ, thì tôi đã hiểu những gì bố tôi nói vào thời điểm đó.

Kundun chưa bao giờ thừa nhận mình là Đức Phật, hoặc là vị thiện thần như hằng triệu người đã gọi ngài.

Trong tất cả những cuộc phỏng vấn Kundun, ngài cười, tiếng cười của ngài có dấu ấn rất riêng biệt, ngay vào lúc một câu hỏi thường được đặt ra là: “Kundun, ngài có phải là vị thiện thần không?”

Trong khi tôi luôn xem ngài là một vị thiện thần, nhưng tôi chỉ hiểu ra Kundun đã và còn là trung tâm của cuộc sống chúng tôi, khá muộn.

Tôi lớn lên trong một khu định cư của chín làng gần Bangalore. Có bốn trường học Kendriya Vidyalaya, được điều khiển bởi Ban Quản lý Trung Ương Các Trường Học Tây Tạng với sự giúp đỡ của chính phủ Ấn Độ. Hầu như tất cả học sinh là người Tây Tạng. Điều nầy, làm tôi luôn luôn cảm thấy rằng, tôi đang ở Tây Tạng, học trong trường Tây Tạng, cùng chung với bạn bè Tây Tạng của tôi.

Tôi đã nằm trong cái kén nhỏ Tây Tạng của riêng tôi, cho đến ngày trường học bảo vệ tôi đến hồi kết thúc. Tôi chưa bao giờ thấy cần phải nhấn mạnh về nguồn gốc của tôi, cho đến ngày ấy.

Ngày ấy là năm đầu tiên tôi vào đại học, một cô bạn học Ấn Độ tò mò hỏi tôi, “Bạn là người của quốc gia nào? chắc không phải là người Trung Hoa, chắc là người Nhật Bản … có đúng không?”

Tôi liền cắt đứt sự dự đoán tiếp tục của cô, rồi tôi tự hào nói rằng, “Tôi đến từ Tây Tạng”.

Cô tiếp tục hỏi tôi, “Thế thì, Tây Tạng ở đâu?”

Đây là câu hỏi thường được đặt ra, câu hỏi mà tôi đã phải đối mặt kể từ thời thơ ấu, khi tôi đi du lịch đến những vùng khác.

Nhưng bây giờ tôi đã biết rằng làm một người Tây Tạng, là làm một cuộc cách mạng thầm lặng, là một trận chiến không ngừng nghỉ, để giải quyết và giải thích sự khó khăn về nguồn gốc của tôi.

Và, Kundun là người đã giải quyết dùm cho chúng tôi.

Kundun đoạt giải Nobel Hòa bình vào ngày 10 tháng 12 năm 1989, và một số giải thưởng danh dự khác theo sau đó.

Ngài nổi tiếng như là một nhân vật quốc tế, vận động cho hòa bình thế giới, sự nổi tiếng nầy đã có đà tăng trưởng trong giai đoạn hiện tại, nhiều hơn là trong quá khứ.

“Tôi là người đến từ Tây Tạng. Bạn có biết … Đức Đạt Lai Lạt Ma?”

Những người chưa quen biết, mà tôi gặp trên xe buýt, hoặc trên tầu hỏa, hoặc trong các thư viện, lúc bấy giờ trả lời tôi bằng cái gật đầu, cùng với sự hiểu biết thông thạo về ngài. Đôi khi, họ biết nhiều về Tây Tạng và những trở ngại chủ yếu của nước tôi. Một lần nữa, cũng lại nhờ Kundun.

Trong suốt cuộc đấu tranh của ngài để xoa dịu chính phủ Trung Quốc, và xoay họ nhìn về chính sách trung đạo của ngài, quan điểm của Kundun về một Nước Tây Tạng Tự Trị và một nền hòa bình cho thế giới đã chiếm được hàng triệu con tim của mọi người.

Điều nầy là sự thật, và đã bị lạm dụng, vì đã bị nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đến nỗi khi nghe, chẳng ai còn thấy hấp dẫn nữa. Nhưng nhiều năm sau đó, tôi đã thưởng thức trọn vẹn sự nổi tiếng của ngài.

Người ta tin là chính phủ Trung Quốc đang mong chờ ngài thở hơi cuối cùng, để những vấn đề liên hệ đến Tây Tạng cùng chết theo ngài. Nhưng, những định kiến cho rằng những vấn đề của dân Tây Tạng cũng chính là những vấn đề của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một sự gượng ép bi thảm.

Là một người Tây Tạng, tôi học lịch sử của nước tôi ở trường học, và tôi được nghe kể trực tiếp, về những câu chuyện xẩy ra do những người trốn thoát được, khi họ ra khỏi Tây Tạng rồi sống tha hương ở xứ người. Bố mẹ của tôi đã kể với tôi rằng bà của tôi là một trong số hàng nghìn người Tây Tạng thiệt mạng, vì khi họ chạy trốn, họ phải vượt qua những dãy núi lạnh giá để đến Ấn Độ. Vào lúc đó, mẹ tôi chưa đầy năm tuổi.

Kundun đã gặp Jawaharlal Nehru, người mà sau đó trở thành Thủ tướng của Ấn Độ, để đảm bảo sự an toàn và sự an ninh cho hàng chục ngàn người dân của mình.

Ưu tiên hàng đầu của ngài là cung cấp giáo dục cho trẻ em Tây Tạng khi họ tới Ấn Độ. Hiện nay có 85 trường Kendriya Vidyalaya Tây Tạng trên khắp nước Ấn Độ và Nepal. Kundun nói rằng chúng ta cần phải biết nhận thức về nguồn gốc của dân tộc chúng ta.

Chỉ cần nhìn thấy sự hiện diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma, là mắt tôi đẫm lệ. Có lẽ, đó chính là nguồn hào quang thiêng liêng, từ trên trời chiếu xuống, mà ánh sáng nầy chẳng lúc nào suy giảm, chung quanh người ngài. Cũng giống như nhiều người Tây Tạng khác, tôi có niềm tin tưởng bất diệt vào ngài.

Tuy nhiên, tôi đang chuẩn bị tinh thần, để làm cho mình thêm mạnh mẽ mỗi ngày, để có thể chịu đựng được tin tức bi thảm, mà tất cả mọi người dân Tây Tạng luôn hãi sợ. Bởi vì, Kundun của chúng tôi, đang già đi.

Ngài đã là người hướng dẫn tôi. Ngài đã giúp tôi nhận ra, rồi tiếp tục nhắc nhở tôi rằng, làm một người tốt lành, là chuyện đầu tiên và cũng là chuyện quan trọng nhất, trước khi làm bất cứ điều gì khác.

Tâm của ngài luôn sống mãi trong nơi cao quý nhất của quả tim tôi, nơi mà tôi thường vào cầu nguyện, và tôi sẽ luôn gọi ngài là “Kundun” với vô cùng thương yêu, cùng với sự trung thành hết mực.


We Call Him Kundun

Every day think as you wake up

Today I’m fortunate to have woken

I am alive

I have a precious human life

I am not going to waste it

I am going to use all my energies

To develop myself

To expand my heart out to others.

– His Holiness The Dalai Lama

I took his portrait and sat down, complaining about numerous things to a seemingly inanimate image of Kundun. I was only ten years old. At that tender age, I felt, deep within my heart, that Kundun was listening to me.

When my friends and relatives asked me about my ambition, I used to get on my feet and say, “I want to become Kundun’s Secretary”.

Tibetans like me affectionately call His Holiness the Dalai Lama, “Kundun”, meaning Presence. However, different scholars derive their own meaning for “Kundun”. I’m not a scholar by any stretch of the imagination, but for me, “Kundun” is Joy.

Millions of Tibetans revere him as the embodiment of Buddha of Compassion, Avalokiteshwara. Tibetans celebrate His Holiness the Dalai Lama’s birthday with pomp, more or less like the New Year.

I used to run after my brothers to visit the small hill where all the villagers would assemble for the grand ceremony. We would each carry a handful of rice, corn flour, incense, black tea and Katha (the Tibetan scarf, believed to be auspicious) as offerings, to pray for his long life.

But despite all this, Kundun would insist, “I am a simple monk.”

Like any other child, I was inquisitive enough to pester my father with countless hard-to-answer questions.

Once, my father was sitting amidst portraits of various Buddhas in our prayer room.

“Dad, why does Kundun say that he is a simple Buddhist monk? We know that he is a living Buddha!”

His bespectacled face, engrossed in prayer, turned to me and he halted for a minute.

Carefully, in a voice like a flowing river that manoeuvres its way through rocks, he said, “Dola, however great a person might be, he should always be modest and Kundun does not want people to believe that he is the ultimate Buddha. Then the comparison stops then and there.”

I shrugged with an uncomprehending smile and ran off to play with my friends.

Now, I understand what my father meant at that time.

Kundun never acknowledges himself as the Buddha or the god as millions call him.

In all his interviews, he laughs in his trademark style when this predicable question pops up: “Kundun, are you a god?”

While I always saw him as a god, I realised how central Kundun has been to our lives rather late.

I grew up in a settlement of nine villages near Bangalore. There are four Kendriya Vidyalaya Schools run by the Central Tibetan Schools Administration with the help of the Indian Government. There were hardly any non-Tibetan students in our school. I always felt that I was in Tibet, in a Tibetan School, with my Tibetan friends.

Until my protective days at school drew to an end, I was cocooned in my own mini Tibet. I never felt the need to stress on my identity until then.

It was in my first year of college that an Indian classmate asked me, curiously, “Which country do you belong to? China…no, Japan …right?”

I proudly interrupted any further predictions, ”I’m from Tibet”.

She continued, “where is Tibet?”

The question was a common one, one which I had faced since my childhood, when I travelled to other places.

But now I sensed that the very fact of being a Tibetan was almost a silent revolution, a constant battle to resolve my identity crisis.

It was Kundun who gave us this resolve.

Kundun won the Nobel Peace Prize on 10th December 1989, and several honorary accolades followed thereafter.

His popularity as an international figure campaigning for World Peace has gained momentum – even more so in the recent past.

“I am from Tibet. You know…Dalai Lama?”

Random strangers whom I meet in buses or trains or libraries now nod with great understanding. Sometimes, they know more about Tibet and the predominant issues there. Again, because of Kundun.

Throughout his struggle to appease the Chinese government and steer them towards his middle approach policies, Kundun’s vision of an Autonomous Tibet and peaceful world has won millions of hearts.

It might sound cliched. But after many years, I’m truly relishing his popularity.

The Chinese Government is believed to be waiting for his last breath, so that the Tibetan issue dies along with him. But to typecast the Tibetan issue as Dalai Lama’s issue is catastrophic.

As a Tibetan, I read our history in school and heard a lot of first-hand accounts of incidents that occurred during the escape into exile. My own parents have told me how my grandmother was among those who died as thousands of Tibetans crossed the cold mountains to reach India. My mother was hardly five years old at the time.

Kundun met Jawaharlal Nehru, the then Prime Minister of India, to ensure the safety and security of tens of thousands of his people.

His first priority was to provide education to Tibetan children once they arrived. Now there are 85 Tibetan Kendriya Vidyalaya Schools across India and Nepal. It is to Kundun that we owe our awareness of our identities.

The very presence of His Holiness brings tears to my eyes. Probably, it is his undiminished spiritual aura that beams heavenly around him. Like many Tibetans, I have undying faith in him.

However, I am preparing each day to make myself strong enough to withstand that tragic news all Tibetans dread. Kundun is aging.

He has been my guide. He made me realise and continues to remind me that being a good human being is first and foremost, before becoming anything else.

His spirit will always be alive in the sanctum of my heart and I will always call him “Kundun” with utmost love and devotion.

Source-Nguồn: http://www.sify.com/news/we-call-him-kundun-news-columns-khgp9Naeafdsi.html

Tác Giả: Tsering Dolma – Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến – Nguồn: sify.com (We Call Him Kundun – By: Tsering Dolma – Source: sify.com)

http://thuvienhoasen.org/a22776/chung-toi-goi-ngai-la-kundun-song-ngu

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.