Ô Cửa Mùa Xuân

Ô cửa của những ngôi nhà cũng đi vào xuân mà ít người biết đến. Từ trong nhà nhìn ra ngoài sân biết bao nhiêu điều vui, điều thay đổi của trời đất khi mùa mùa xuân về. Nhưng không, tôi lại nhìn từ ngoài sân vào trong. Tôi đã thấy mùa xuân đang về trên ô cửa ấy.

Hàng ngày mọi người trong ngôi nhà ấy đi làm, đi học nên ô cửa đóng lại. Cửa đóng giống như con mắt khép lại nên không còn bầu trời, không còn vòm cây, không có con chim se sẻ nhỏ nhảy trên ngõ nhỏ có bao vụn bánh. Hôm nay tiết trời vào xuân, một dịp hiếm hoi ô cửa mở không hề đóng lại trong mấy ngày liền.

Trong ô cửa nhỏ ấy có bóng cụ ông già lọm khọm. Hình như ngày xưa cụ cao to và khỏe mạnh lắm. Cụ có đôi chân chắc khỏe và đôi tay khéo léo. Cụ là thợ cày ruộng cho gia đình mình và cả những ai nhờ ông cày kể cả ông anh ruột. Ông anh ấy vẫn nhờ ông cày hộ ruộng nhưng ông không bao giờ lấy tiền công cày nhưng ông vẫn cần mẫn cày kỹ càng như ruộng nhà mình. Cày xong ông lại vào sân bước lên bậc tam cấp vào bàn thờ lạy cha mẹ rồi nói với anh là ông vừa cày xong ruộng. Anh ông mời ông điếu thuốc và chén nước trà và nói chuyện nhưng không bao giờ nhắc đến công cày. Xong chén nước ông về nhà mình một cách bình an. Người ta thấy bên dáng cao to là khuôn mặt xinh xắn và bé nhỏ. Cụ bà có tiếng là sắc xảo nhưng chưa bao giờ dám đòi tiền công cày của chồng trên đám ruộng của ông anh. Không ai thiếu chịu công cày của cụ ông nhưng đến ông anh thì cụ bà không dám lên tiếng. Có ai ngờ xong vụ lúa, ông anh chồng đong bao nhiêu lúa cho em. Cụ bà ngạc nhiên. Cụ bà luôn luôn nể chồng và chăm sóc chồng hết mực.

Vì trời vào xuân cụ bà khâu cho cụ ông hai đôi áo mới. Vâng, chỉ cụ bà may áo cụ ông mới mặc. Cụ ông thương vợ và không muốn phiền vợ nhưng cô thợ may đầu xóm may áo cụ ông không thể xỏ tay vào được. Chỉ có cụ bà mới biết quần áo cụ ông cần chỗ nào rộng, chỗ nào vừa. Hôm nay cụ ông mặc bộ quần áo mới và cười cười ưng ý. Cụ bà ngắm cụ ông trong bộ áo mới cũng vui. Hạnh phúc của các cụ đơn sơ thế mà bền đến mãi bây giờ vẫn chưa có cuộc cãi nhau nào. Ông cụ không vừa lòng là bà lặng im chiều theo ý thích chồng. Khi cụ bà không thích thì cụ ông chiều theo ngay. Cứ thế mà vui sống đến khi tóc bạc răng long.

Cụ ông nhớ nhà quê lắm nhưng nhà thành phố chẳng có chút đất nào hở. Cụ nhớ thương mùi bùn tanh tanh mà nống ấm. Cụ nhớ mùi rạ ải trên ruộng quá đi thôi. Cụ nhớ dàn mướp, dàn bầu góc vườn sau nhà kế sang nhà ông anh. Dàn mướp lẫn dây bầu ấy không mấy khi vắng trái. Ông cố ý trồng sang góc ấy cho các chàu ông hái nấu canh mà không phải xin ông. Bây giờ ông ông bắc chiếc dàn bé chút xíu bên cạnh khung cửa sổ trồng dây mướp. Thế mà chúng chịu khó leo và có mấy trái lũng lẵng. Ông nhìn mà nhớ quá. Cháu ông bây giờ xa lắm chẳng thể nào hái được…

Nhà chỉ có hai cụ già có gì vui phải không bạn nhỉ. Phải có ba mẹ tôi gọi ông bà cụ lại bằng ba mẹ. Vậy hai cụ ấy là ông bà nội tôi đấy. Trong khung cửa sổ ấy có ông bà, cha mẹ và bảy đứa anh em chúng tôi. Xuân hôm nay ngoài ô cửa nhìn thấy một gia đình đầy đủ và đầm ấm như thế đó. Tôi cô bé mộng mơ không đóng cửa để mùa xuân ghen tị với hạnh phúc mộc mạc vốn có của chúng tôi. May mắn ba tôi là công chức nên cũng nghỉ tết. Gánh hàng của mẹ cũng bán xong nên cả nhà đều quay quần đón xuân.

Mẹ tôi mặc chiếc áo dài màu xanh, ba tôi mặc quần tây và áo sơ mi ,chúng tôi bảy đứa ăn quần áo mới đứng bên chúc tết ông bà. Trước tiên ông bà thắp nhang cúng tổ tiên, sau là ba mẹ và chúng tôi bảy đứa chen chúc nhau lạy. Bé út vừa thấp, vừa nhỏ không lạy kịp sợ anh chị lấy mất lì xì cứ phụng phịu nhưng không dám khóc vì khóc là xui. Sau đó ba mẹ tôi chúc tết ông bà nội. Ba mẹ được hai lì xì đỏ. Chúng tôi lần lượt vào vị trí chúc tết ông bà và ba mẹ. Ngày thường bảy cái miệng học bài : “ Rắn là một loài bò…” . Chúng tôi hét rất to nhưng hôm nay sao mà miệng nào nói lí nhí. Bảy cái miệng lí nhí những gì mà ông bà không nghe rõ nhưng cũng lãnh bao lì xì. Bé út ông cầm tay lại, bế bé vào lòng và hỏi han bao điều. Bé ngồi cứ thò tay lấy bao lì xì sợ ông không cho. Nhưng ông bắt bé hôn má ông mới nhận bao lì xì. Xong bé lấy bao lì xì mở ra cũng bằng các anh chị. Bé đến bên cạnh ông xin thêm bao nữa. Ông cười và cho thêm . Bé nhãy cững lên. Ông cũng cười theo: “ Chóng lớn nghe con.” Rồi chúng tôi à đến bên bà đòi lì xì. Bà không cần chúc trịnh trọng như ông. Bà bảo đứa nào ôm bà chặt bà lì xì nhiều. Đám cháu a vào ôm bà. Khiến bà cháu thành một đống. Ai cũng vui, ai cũng cười. Đứa nào cũng tranh ôm bà thật chặt. Bà cười và nói: “ Cháu ơi! Chưa chặt”. Cháu ôm chặt hơn nữa bà lì xì hai bao. Cháu nhảy cẫng lên ôm hôn bà. Cả nhà vui và hạnh phúc.

Chúng tôi cười đùa bên ông bà và ba mẹ. Tiếng dỡn hớt của bảy cái miệng cũng làm ngôi nhà như pháo hoa. Tiếng reo bầu cua, tiếng hò lô tô sao mà rộn rã. Cành mai bên góc nhà cũng không dám sánh với cảnh tưng bừng của gia đình. Tiếng pháo cũng lặng im nghe tiếng cười của đám cháu. Rồi tiếng chúc tết của chú nhà sát vách. Chú vừa bước vào với câu chúc trang trọng dành cho ông bà, và người lớn hai đàn cháu hòa chung vào làm một. Ôi ! là vui. Tiếng cười reo từ nhà trên xuống nhà dưới, từ sân đến bếp chỗ nào cũng vui.

Ông bà ngồi ôm hết đứa này, đến ẵm đứa kia. Những ngày ông lam lũ làm lụng bây giờ ông chỉ nhìn con cháu vui là ông hạnh phúc. Người lớn chúc nhau chén rượu thơm, trẻ con chỉ cần mấy miếng bánh rồi lại tụ nhau chơi.

Vâng bên trong ô cửa nhỏ người trẻ con cứ reo vui và người lớn ngồi hạnh phúc trong nhau. Tôi ngồi bên cửa nhìn ra bên ngoài. Thò đôi tay nhỏ mân mê những cành hoa nhỏ trên bồn hoa trên ngoài. Chiếc bím tóc cột chiếc nơ màu hồng rạng rỡ cười trong gió. Ai cũng vui, ai cũng mừng trong nắng xuân sang.

Diệu Hòa

http://www.daophatngaynay.com

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.