Nhớ Về Ngày Vía Quan Âm (19/9 âm lịch hằng năm)

Từ ngày chị Thu một người bạn rất thân của tôi khi du lịch 25 ngôi chùa ở Nhật Bản 2014 có tặng cho tôi một vị Phật bổn mạng cho mình tính theo tuổi ta (tức là TÝ , SỬU , DẦN , MẸO v.v….) thì tôi mới hay rằng vị Phật bổn mạng mình chính là THIÊN THỦ THIÊN NHẢN QUAN ÂM QUÁN TỰ TẠI.

Cũng từ ngày đó tôi lại càng tin chắc hơn lên rằng mình luôn được che chở và hộ niệm dưới uy lực của Ngài dù sau khi nghe và xem nhiều bài viết cho rằng niềm tin đó không dẩn đến trí tuệ giải thoát vì chỉ cầu xin sự che chở của tha lực chứ không tự chính mình soi đường thoát ra khỏi bóng tối khổ đau, nhưng có ai biết đâu chỉ có người uống nước mới giải được cơn khát mà thôi, cho nên mỗi lần cứ đến 3 ngày vía của Đức Quan thế Âm (19/2, 19/6, 19/9) là bao nhiêu ký ức về cơ duyên tôi được biết đến Ngài hay những trải nghiệm mà tôi đã gặp trong thời quá khứ xa xưa lại hiện ra trong tôi ….

Từ câu chuyện Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Diệu Thiện (công chúa thứ ba của vua Trang Nghiêm đã thành Phật tại chùa Hương Tích VN, tượng Phật tại Phổ Đà Sơn (Trung quốc) và nhiều câu chuyện về Ngài thị hiện từ thời nhà Đường của Trung Hoa để ra tay trừ diệt khủng long hay vào năm 1962 tại Đại Ninh do cố hoà thượng Thích Tâm Thanh mục kích hoặc sự thị hiện kỳ bí của Ngài trên những chuyến hành trình vượt biển từ năm 1975 đến cuối 1989… và nhất là khi được tham dự chuyến hành hương Tứ Đại Danh Sơn 2013 do chùa Quang Minh – Hoa Nghiêm tổ chức, chúng tôi đã cùng Thầy Thích Phước Tấn trân trọng làm lễ tạ ơn Ngài tại Phổ Đà Sơn, Thầy cũng kể lại nhờ lời cầu nguyện với DỨC PHẬT QUAN ÂM NAM HẢI tại đây mà Thầy đã vượt được bao nhiêu thử thách giúp Thầy hoàn thành sứ mạng do cố Hoà Thượng Thích Phước Huệ giao phó khi trong chuyến hành hương 2007 vì cũng tại nơi này một phật tử do sự cố có bịnh cảm nặng mà ra đi nơi chốn lạ trong lúc hành hương …

Kinh sách đã ghi lại bao nhiêu sự vi diệu theo pháp tu Nhĩ căn viên thông của Ngài hay phép quán Tưởng Uấn khi học đến phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa, tựu chung lại chính Dức Phật đã cho ta biết Ngài là vị Cổ Phật CHÁNH PHÁP MINH NHƯ LẠI, vì thương tưởng chúng sanh mà thị hiện nơi đời dưới đủ mọi tướng trạng.

Nay nhân kỷ niệm lễ vía Đức Quán Thế Âm xin được trích tóm tắt lại của một đoạn tả về Phổ Đà Sơn trong cuốn Mùi hương trầm của Nguyễn Tường Bách gọi là cúng dường Đức Quán Thế Âm hay Đức Quán Tự Tại.

**Phổ Đà Sơn chỉ là một ngọn núi thấp nằm ngoài biển với hai sự tích còn lưu truyền đến ngày nay, thuộc quần đảo Chứ Sơn từ Ninh Ba đi tàu ra khoảng một tiếng đồng hồ. Phổ Đà Sơn được nỗi tiếng với người tu sỉ Nhật sáng Trung Quốc để thỉnh tượng Quan thế Âm. Nhưng khi vừa đến Ninh Ba để lên tàu về Nhật thì giữa đường lúc chưa rời được bao xa thì thuyền bị kẹt bởi những bông sen bằng sắt nổi lên, và sau nhiều lần muốn khởi hành lại đều không thành công như ý và tu sỉ ấy bèn lập thệ nguyện rằng sẽ xây chùa Quan Âm ngày tại đảo nào gần nhất thì bông sen biến mất cho nên vị tu sỉ này đã lập một am tại đảo Chu Sơn và ngày nay gọi là Phổ Đà Sơn và am mang tên là “Quan Âm bất khẳng khứ” và ngày nay lại được đổi tên là Phổ Tế Tự (ngôi chùa lớn nhất toàn đảo).

**Vào đời Tần Thủy Hoàng đã có một người tu đạo tiên tên là An Kỳ Sinh chuyên chế thuốc trường sinh bất tử sống lử vẹn biển này. Người này đã có lần hội kiến với vừa Tần Thủy Hoàng nhưng không chịu làm thuốc cho vừa mà hẹn gặp lại 1000 năm sau đến tìm ông tại hòn đảo ngoài khơi này và từ đó biến mất
Năm 847 thuộc đời Dường Đại Trung có một nhà sư Ấn độ tên là Thiên Trúc đã đến Phổ Đà Sơn này xuống một động đá nằm sát mặt biển để đốt ngón tay cúng dường Quan Âm . Động này ngày nay được gọi là Động Hãi Triều Âm , gần đấy không xa có một dấu chân lớn tương truyền Ngài đã tu luyện trên đá này nên nhảy một bước là đã đến Phổ Đà Sơn, Đá này được đặt tên là “Quan Âm khiêu“.

Cũng nên nói thêm rằng nhiều người đã diễn tả thêm về vị trí của núi cũng có yếu nghĩa với đại nguyện của Đức Quan Âm, đem tình thương quãng đại phổ độ đến mọi loài chúng sinh dù tầm thường nhỏ bé nhất như sau ” Biển cả tượng trung cho phiền não luôn luôn bao trùm kiếp nhân sinh và ngọn núi không quá cao kia nằm ngày giữa biên phù hợp với tầm với của tất cả mọi người biết lăng nghe được tiếng rào rạt của Hãi Triều Âm.

Sau Phổ tế tự là chùa Pháp Vũ mà Ấn Quang Đại Sư (Tổ thứ ba của Tịnh độ tông) về tu tại đây và có 2 câu đối như sau
Đừng ngờ một câu qua Thập Địa
Phải hay sáu chữ phủ Tam Thừa

Và trước khi rời Phổ Đà ta phải đi ngang qua một rừng Tử Trúc ( đó là một vùng mọc toàn thứ trúc màu đỏ tía ) và vượt trên cao là tượng Quan Âm cao 33 mét nhìn ra biển cả mênh mông và cũng theo tác giả ba câu thơ sau đây riêng tặng cho những ai đọc đến Phẩm Phổ Môn trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa còn nhớ khi Đức Thế Tôn trả lời cho Ngài Vô Tận Ý
” Mắt từ nhìn chúng sinh
Tụ phúc biển vô lượng
Cho nên đáng đãnh lễ “

Huệ Hương xin mạn phép chia sẻ thêm như sau:

Thiết nghĩ một cư sỉ tại gia đã hết lòng tin Phật và thực lòng thực hành với tất cả quyết tâm theo lời chỉ dạy của Thầy Tổ chắc chăn sẽ có được sự ứng nghiệm trong Tâm và kết quả sẽ có cuộc sống an lạc bằng lòng yêu thương chân thật sống giữ mọi người

NAMMÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI TẦM THINH CỨU KHỔ CỨU NẠN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

Huệ Hương

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.