Kính Mừng ĐẠI LỄ Vía Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát


Khi tháng tư âm lịch về, hai đại lễ cần ghi nhớ !
Vía Đức Văn Thù mừng bốn tháng tư
Sang đến rằm Vesak lễ hội Đức Bổn Sư
Nhưng cùng tiêu biểu cho Từ Bi và Trí Tuệ !

Đôi nét về hình ảnh Đức Văn Thù trong tư thế (1)
Nhắc nhở hàng Phật tử thức tỉnh quay về …
Vô minh tham ái làm che lấp mọi bề
Diệt tam độc dũng cảm … chuyển hóa phiền não !

Còn ý niêm chấp ngã là còn chao đảo …
Mặc áo giáp kham nhẫn, cứu độ chúng sanh,
Công Đức lớn nhất khi Tâm được tịnh thanh
Vì kiến hoặc, tư hoặc đều đã được chặt đứt !

Khi mọi đức đều tròn đầy gọi là Diệu Đức
Đó là ý nghĩa Đại Bồ Tát ” Ngũ trí nghiêm thân ” (2)
Nguyện nguyện thành tâm trong ngày nhiều lần (3)
Vững tin rằng … thực hành đúng liền được giải thoát !

Kính mời tụng chú Ngài Văn Thù bằng âm nhạc !
OM AH RA PA TSA NA DHI

Huệ Hương

__________________________________

(1) Bồ tát Văn Thù tay cầm kiếm là tượng trưng cho trí tuệ sắc bén- mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận, đưa con người đến trí tuệ viên mãn.
Trong khi đó, tay trái của Bồ Tát đang cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã- trong tư thế như đang ôm ấp vào giữa trái tim mình suối nguồn và biểu trưng của tỉnh thức, giác ngộ.

Hình ảnh con sư tử xanh là biểu thị cho uy lực của trí tuệ. Vì con sư tử xanh là loài thú chúa ở rừng xanh, có sức mạnh và uy lực hơn tất cả các loài thú khác. Cho nên, lấy con sư tử để biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí tuệ. Đó cũng là trí của Phật. Bồ tát Văn Thù nhờ trí này nên đã chuyển hóa những vô minh, phiền não, những ý niệm chấp ngã, pháp trở về vô lậu và chứng chân thật tính

(2) Theo hệ thống Mật giáo thì:
Sắc uẩn, thủy đại, phiền não là sân, có bản tánh là Bất Động Phật hay A-súc-bệ Phật, Đại viên cảnh trí hay Kim cương trí.
Thọ uẩn, địa đại, phiền não là kiêu căng, có bản tánh là Bảo Sanh Phật, Bình đẳng tánh trí.
Tưởng uẩn, hỏa đại, phiền não là tham, có bản tánh là A-di-đà Phật, Diệu quan sát trí.
Hành uẩn, phong đại, phiền não là đố kỵ, có bản tánh là Bất Không Thành Tựu Phật, Thành sở tác trí.
Thức uẩn, không đại, phiền não là si, có bản tánh là Tỳ-lô-giá-na Phật, Pháp giới thể tánh trí, là nền tảng của bốn trí trước và khiến bốn trí trên là một.
Mật giáo gọi là đi vào mạn-đà-la Ngũ Trí Như Lai, tức là nhập Pháp giới. Duy thức gọi là chuyển tám thức thành bốn trí, đưa thức trở về bản tánh của chúng là trí. Do chuyển các căn thành vô lậu, các thức, các trần thành thanh tịnh mà có quốc độ thanh tịnh. Thiền tông, mà đại diện là Lục tổ Huệ Năng, nói là “hiểu thấu ba thân, bốn trí” (Phẩm Cơ Duyên).
Tỳ-lô-giá-na xuất sanh Ngũ Trí Như Lai, là nền tảng thanh tịnh của các căn.
Nền tảng của căn, trần, thức là Phật Tỳ-lô-giá-na.

(3) Nam Mô Ngũ Trí Nghiêm Thân Đúc Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.