Thiền Sư Minh Hoằng Tử Dung

Hành Trạng Ngài Thiền Sư Minh Hoằng Tử Dung  đã gắn liền với linh hồn Phật Giáo Việt Nam ( chùa Ấn Tôn còn gọi Chùa Từ Đàm ngày nay )

Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung, Tổ thứ 34 của Thiền Phái Lâm Tế, đến Việt Nam truyền giáo vào cuối thế kỷ 17, đệ tử nối pháp của Ngài là Thiền Sư Thiệt Diệu Liễu Quán, Sơ Tổ của Phái Lâm Tế Liễu Quán tại Việt Nam.

Kính ngưỡng và tán thán công đức Ngài qua hành trạng
Tuy tích sử quá ít phải  góp nhặt sưu tầm (1)
Nhờ công  trình kiến tạo chùa Ấn Tông còn gọi Từ Đàm (2)
Và công án thoại đầu chỉ vật truyền tâm cho đệ tử (3)

“Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ?
Phải đợi tám năm mới thấu triệt đạo cao (4)
Và câu chuyện truyền tâm ấn tâm hương vị ngọt ngào (5)
Từ Thế  Tôn ” Niêm Hoa Vi Tiếu ” với Chánh Pháp Nhãn Tạng !

Hãy xem lại quá trình Phật giáo Việt Nam thật hoành tráng !
Lá cờ Phật Giáo và Đại hội Thế giới những năm qua(6)
Từ 1939 đến thập kỷ Một chín Sáu ba ( 1963)
Phái  Lâm Tế giao chùa Từ Đàm cho An Nam Phật Học Hội !

Phải chăng thơ nhạc … cách  tâm linh diễn nói ?
Quốc hồn quốc tuý Việt Nam quê hương
Kính mời nghe bài nhạc thật thân thương(7)
Để tri ân Tổ thứ 34 thiền phái Lâm Tế !
Người khai sơn ngôi chùa Từ Đàm tại Huế !
Nam Mô Minh Hoằng Tử Dung Thiền Sư Tác đại chứng minh ,

Huệ Hương – Melbourne 29/5/2021

______________________________

(1)Lịch sử  Phật Giáo VN Đàng Trong của Nguyễn  Hiền Đức , Thiền Sư Việt Nam của HT Thích Thanh Từ xuyên qua tiểu sử hành trạng của đệ tử Thiền Sư là Ngài Thiệt Diệu Liễu Quán .

(2) vài nét về Tổ Minh Hoằng Tử Dung và chùa Từ Đàm
Không biết năm sinh và tên thật của Thiền sư Tử Dung, chỉ biết sư là người tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) theo Thiền sư Nguyên Thiều sang Đại Việt (Việt Nam ngày nay) để truyền đạo Phật (phái Lâm Tế)[2].

Theo tài liệu, thì sư Nguyên Thiều theo thuyền buôn sang Đàng Trong (thuộc Đại Việt) vào năm Đinh Tỵ (1677). Năm 1682, Thiền sư Hương Hải của thiền phái Trúc Lâm dẫn theo khoảng 50 đệ tử bỏ Đàng Trong ra Đàng Ngoài. Ở Thuận Hóa (Huế) vì thế thiếu tăng sĩ, nên chúa Nguyễn Phúc Tần cho người mời sư Nguyên Thiều từ Quy Ninh (Quy Nhơn) ra Thuận Hóa. Trong khoảng năm 16871690, sư Nguyên Thiều được chúa Nguyễn Phúc Trăn cử về Trung Quốc để thỉnh thêm tăng sĩ, kinh Phật giáo, Phật tượng, pháp khí sang Đàng Trong [3]. Vậy có thể Thiền sư Tử Dung là một trong số tăng sĩ ấy, hoặc là đến sớm hơn.

Khoảng năm 1690[4], Thiền sư Tử Dung lập am tu bằng tre lá trên núi Hoàng Long ở Thuận Hóa. Sau đó, am tu được biến cải thành chùa và có tên là chùa Ấn Tôn (hay Tông, tức chùa Từ Đàm ngày nay), với ý nghĩa là “lấy sự truyền tâm làm tông chỉ”[5].

Năm 1702, nghe tiếng Thiền sư Tử Dung là người dạy pháp Thiền Thoại Đầu của tông Lâm Tế, nhà sư Liễu Quán (về sau trở thành Tổ của Thiền phái Liễu Quán) đã tìm đến chùa Ấn Tôn để xin tham học với sư [6]. Trong số các vị đệ tử đắc pháp với Sư, sư Liễu Quán là người được sư yêu mến nhất. Tuy vậy, vị sư này đã không thay thế Thiền sư Tử Dung tại chùa Ấn Tôn sau khi sư tịch, mà lại khai sơn ở một chùa khác, đó là chùa Thiền Tôn (hay Thuyền Tôn)[7].

Trong số học trò giỏi của thiền sư Tử Dung, ngoài sư Liễu Quán, còn có: Thực Vinh (hay Thiệt Vinh – Bửu Hạnh), Sát Ngữ, Ðạo Trung và Thanh Dũng. Theo lời phó chúc của Sư, Thiền sư Thiệt Vinh được làm trụ trì chùa Ấn Tông (tức Từ Đàm) sau khi sư viên tịch.[9].

Và vì sao chùa Ấn Tôn  lại được đổi thành Từ Đàm ?

Chùa do Thiền sư Minh Hoằng – Tử Dung[1] khai sơn vào khoảng cuối thế kỉ XVII, và sau đó được đặt tên là chùa Ấn Tôn (印宗寺, hay Tông), với ý nghĩa là “lấy sự truyền tâm làm tông chỉ”[2].

Năm 1702, nhà sư Liễu Quán (về sau cũng là một cao tăng) đến chùa, xin tham học với Thiền sư Minh Hoằng – Tử Dung[3]

Năm 1703, Thiền sư Minh Hoằng – Tử Dung cho trùng tu chùa. Cũng trong năm này, chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho chùa tấm biển Sắc Tứ Ấn Tôn Tự. Sau khi Sư viên tịch, theo lời phó chúc, học trò của Sư là Thiền sư Thiệt Vinh – Bửu Hạnh làm Trụ trì chùa.

Năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên chùa Ấn Tôn thành Từ Đàm (do kỵ húy tên vua là Miên Tông) [5], với ý nghĩa là “đám mây lành của Phật pháp” [6].

Năm Thành Thái thứ 9 (1897), nhà vua cho mở đường lên đàn Nam Giao. Vì đường này đi xuyên qua khuôn viên chùa Từ Đàm, nên vua ban lệnh cho Trụ trì là Thiền sư Thanh Hiệp – Tường Vân dời 5 bảo tháp chứa di cốt của chư Tổ sang khuôn viên chùa Báo Quốc ở gần đó. Có lẽ nhân dịp này, vị Trụ trì ấy lại cho trùng tu chùa [7].

Từ những năm 1920 trở về sau, phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Namđược phát triển ở cả ba miền. Trong quãng thời gian ấy, chùa Từ Đàm là trung tâm của phong trào Chấn hưng Phật giáo Trung Kỳ[8].

(3)“ Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ? (Muôn pháp về một, một về chỗ nào?) “
(Câu Thoại Đầu của Thiền Sư Minh Hoằng Tử Dung trao cho đệ tử Thiệt Diệu Liễu Quán tham cứu trong 8 năm ròng rã)

(4) Đến năm Nhâm Ngọ (1702), Sư Liễu Quán  đến  Long Sơn tham yết Hòa thượng Tử Dung cầu dạy pháp tham thiền. Hòa thượng dạy Sư tham câu:

Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ? (Muôn pháp về một, một về chỗ nào?)

Sư ngày đêm tham cứu đến bảy ngày thì phải về tang cha và vì đường xá xa xôi nên ngụ lại quê nhà tự mình  tham cứu công án cho đến tám năm mà chưa lãnh hội, trong lòng tự lấy làm hổ thẹn.

Một hôm, nhân đọc Truyền Đăng Lục đến câu: “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ”, thoạt nhiên Sư được tỏ ngộ. Nhưng vì núi sông cách trở, Sư không thể đến ngài Tử Dung để trình sở ngộ được.mãi Đến mùa xuân năm Mậu Tý (1708), Sư trở ra Long Sơn cầu Hòa thượng ấn chứng.

Sư đem chỗ công phu của mình mỗi mỗi trình bày, đoạn nói đến câu “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ”, Ngay lúc đó liền đọc

– Bờ thẳm buông tay, tự nhận đảm đang,
Chết rồi sống lại, dối người chẳng được.

(Huyền nhai tán thủ, tự khẳng thừa đương,
Tuyệt hậu tái tô, khi quân bất đắc.)

Và rồi Sư  vỗ tay cười ha hả!

Hòa thượng bảo:

– Chưa nhằm.

Sư nói:

– Trái cân vốn là sắt (bình thùy nguyên thị thiết).

Hòa thượng bảo:

– Chưa nhằm.

Hôm sau Ngài Tử Dung  gọi Sư đến bảo:

– Chuyện hôm qua chưa xong, nói lại xem!

Sư thưa:

– Sớm biết đèn là lửa,
Cơm chín đã lâu rồi.

(Tảo tri đăng thị hỏa,
Thực thục dĩ đa thì.)

Bấy giờ, Hòa thượng mới chấp nhận và khen ngợi.

( 5)  Truyền Tâm Ấn Có nghĩa là vị Minh Sư đã chấp nhận  vào hàng ngũ của thánh nhân, Dựa theo tích truyện Niêm Hoa Vi Tiếu

Niêm hoa vi tiếu (zh: 拈花微笑, j: nenge-mishō) nghĩa tiếng Việt: cầm hoa mỉm cười đây là một giai thoại thiền, được trích ra trong cuốn “Đại Phạm Thiên Vương vấn Phật Quyết Nghi Kinh, ghi lại sự kiện Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đưa cành hoa lên khai thị, tôn giả Ca Diếp  mỉm cười.

Hôm nọ, trên núi Linh Thứu (Gṛdhrakūṭa) trước mặt đông đảo đại chúng, Đức Thế Tôn không tuyên thuyết pháp thoại như mọi ngày, mà lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác chẳng ai hiểu gì, duy chỉ có đại trưởng lão Ma-ha Ca-diếp(Mahākāśyapa) mỉm cười. Đức Phật liền tuyên bố với các thầy tì kheo: “Ta có chính pháp vô thượng trao cho Ma-ha Ca-diếp. Ca-diếp là chỗ nương tựa lớn cho các thầy tì kheo, cũng như Như Lai là chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh”[1]. Từ câu nói này, chư vị Thiền sư tiền bối đã diễn đạt thành: “Ta có chánh pháp nhãn tạng, niết-bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, nay ta phó chúc cho Ma-ha Ca-diếp”[2].

(6) Từ những năm 1920 trở về sau, phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Namđược phát triển ở cả ba miền. Trong quãng thời gian ấy, chùa Từ Đàm là trung tâm của phong trào Chấn hưng Phật giáo Trung Kỳ[8].

Năm 1932, An Nam Phật học hội (sau đổi lại là Hội Phật học Trung Việt) thành lập tại Huế…Đến năm 1936, chư sơn môn phái Lâm Tế đồng thuận giao chùa Từ Đàm cho hội ấy để làm nơi thờ phụng và làm trụ sở của hội.

Ngày 18 tháng 12 năm 1938, Tỉnh hội Phật học Thừa Thiên cho đại trùng tu chùa Từ Đàm, đồng thời cho đúc pho tượng Phật Thích Ca cùng các pháp khí để tôn trí trong chánh điện, đến năm 1940 thì hoàn tất. Các hạng mục khác như giảng đường, nhà tăng và một số nhà làm việc của Tỉnh hội cũng được xây dựng trong quãng thời gian ấy[9].

Năm 1943, Gia đình Phật Hóa Phổ ra đời; đến năm 1951, đổi thành Gia đình Phật tử, và đặt trụ sở tại chùa Từ Đàm[10].

Năm 1951, Đại hội thành lập Tổng Hội Phật giáo Việt Nam đã diễn ra tại chùa.

Năm 1951, Hội nghị thành lập Hội Phật giáo Việt Nam (gồm 51 đại biểu của 6 tập đoàn Tăng già và cư sĩ ở ba miền) cũng đã tổ chức tại đây. Khi đó, Hội cũng đã phê chuẩn việc Hòa thượng Tố Liên thay mặt Hội ký tên gia nhập Hội Phật giáo thế giới.

Vào những năm 1960, chùa Từ Đàm là trung tâm của các hoạt động đấu tranh chống lại chính sách tôn giáo dưới thời của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Hiện nay, tại chùa có đặt Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế.

Và Nhà báo người Mỹ Henry Steel Olcott, người sáng lập và chủ tịch đầu tiên của Hội Thông Thiên Học, cho rằng hình dạng thuôn dài của lá cờ sẽ gây bất tiện cho việc sử dụng đại trà, và đề xuất chỉnh sửa nó thành kích thước và hình dạng như một lá quốc kỳ.[1]

Tại Đại hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (World Fellowship of Buddhists) đầu tiên năm 1950, lá cờ này được công nhận là cờ Phật giáo quốc tế.[4]

Sáu giải màu nằm dọc trên cờ Phật giáo đại diện cho sáu màu sắc của vầng hào quang được tin là đã tỏa ra từ Phật Thích-cakhi Ngài đạt được Giác ngộ.[1][5]

Lam: Tình yêu thương, hòa bình và lòng bác ái

Vàng: Trung đạo – tránh cực đoan, sống khổ hạnh

Đỏ: Thực hành – thành tựu, trí tuệ, đức hạnh, vận mệnh và phẩm giá

Trắng: Phật Pháp – sự giải thoát ra khỏi không gian và thời gian

Cam: Giáo huấn của Đức Phật – trí tuệ

Giải màu thứ sáu ở ngoài cùng bao gồm cả năm màu sắc đầu tiên, đại diện cho sự kết hợp của các màu sắc đó trong quang phổcủa vầng hào quang. Sự kết hợp này có tên gọi là Prabashvara.

Lại nữa năm màu sắc cũng chính là năm màu đại diện cho ngũ căn, ngũ lực của Như Lai, đó là Tín. Tấn, Niệm, Định, Huệ.

(7) https://youtu.be/mU77vNf7k3w

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.