Thiền Sư Minh Không

Thiền Sư Minh Không (1076 – 1141) Đời thứ 12 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi.

Ngài là Quốc Sư triều đại nhà Lý & được tôn vinh là ông tổ nghề đúc đồng và cũng là ông tổ nghề Đông y Việt Nam.

Nếu như ngày nay hậu thế biết được Khổng Minh Không là một nhân vật mang màu sắc màu thần thoại của một ‘ông khổng lồ’, một danh y chữa được bệnh hóa hổ cho vua, một nhà tổ chức đại tài… thì đó là những gì lưu lại về nhân vật quốc sư Nguyễn Minh Không, hay là Đạo hiệu có liên quan đến một danh tăng kỳ lạ vào bậc nhất ở nước Nam.

Hành trạng Ngài đã mang tên huyền thoại về Minh Không nay vẫn còn gắn với một số địa danh như núi Đồng Cân (Hoa Lư), hòn Nẹ (Kim Sơn)… Ông còn dạy dân cách trồng cấy vùng bán sơn địa, dạy dân đánh cá, nhất là truyền nghề trồng nhiều cây thuốc quý và cách sao thuốc, bốc thuốc, khám bệnh… Như vậy, trong cảm quan truyền thuyết Minh Không được xem như vị thần mang tính khởi nguyên cho một vùng văn hóa.

Ông lại là nhà chính trị tham gia chính sự. ( Ông có nhiều công lao với đời sống chính trị, tư tưởng văn hóa của Đại Việt thời Lý. Ông là một trong số ít thiền sư được Đại Việt sử ký toàn thư chép các sự kiện liên quan. Năm 1131, triều đình nhà Lý dựng nhà cho Đại sư Minh Không; năm 1136, sư chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông ).

Nhưng vai trò chính của ông vẫn là Thiền sư dạy dân tu tập thực hành giáo lý. Một danh Tăng đã chứng đắc Lục thần thông, đã triệt ngộ Lý Bát Nhã với Tự Tánh Không của Vạn Pháp và trong ông vẫn còn có một vị Tiên của Đạo giáo biết biến hóa thần thông, có nón tu lờ, có gậy thần của đạo sĩ.

Có thể khẳng định: ở Thiền Sư Nguyễn Minh Không là hình tượng tập trung nhất, đẹp nhất của ” Tam giáo đồng nguyên “. Và một điều chắc chắn tên tuổi Lý Quốc Sư Minh Không mãi mãi tỏa sáng trong lòng người dân Việt, cùng văn hóa Việt…

Và nếu mỗi nền văn hóa lâu đời đều gắn liền với những bảo vật linh thiêng, tựa như Nhật Bản có “Tam Chủng Thần Khí”, Trung Hoa có “ Trấn Quốc Chi Bảo ”, hay Triều Tiên có “ Thiên Phù Tam Ấn ”, thì Việt Nam cũng tự hào nhắc đến bốn báu vật thần thánh – “ An Nam Tứ Đại Khí ”.

An Nam Tứ Đại Khí còn được gọi là Nam Thiên Tứ Bảo Khí, hay Nam Thiên Tứ Đại Thần Khí, gồm có: tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Ngân Thiên (có tài liệu nói là chuông Quy Điền), và vạc Phổ Minh. Đây được coi là 4 kỳ quan, 4 quốc bảo, 4 công trình nghệ thuật dưới thời Lý, Trần, chúng được tôn vinh là “ đại khí ”, “ bảo khí ”, hay “ thần khí ” – nghĩa là những báu vật có thể chấn hưng cả một quốc gia, quyết định đến sự phồn vinh hay suy vong của cả một dân tộc, thực ra tứ đại khí này sẽ không chỉ giới hạn ở mức độ bề thế của quy mô, mức độ tinh xảo của nghệ thuật, hay mức độ vĩ đại của tinh hoa và văn hoá. Mà sâu xa hơn, nó còn ẩn chứa nhiều bí mật của cả 4000 năm lịch sử…

Điều này hẳn ai trong chúng ta cũng rất tự hào mình là dòng giống Lạc Hồng và đã là Phật Tử nên được Đức Thế Tôn thọ ký với tên Phổ Minh Như Lai trong ngàn ức kiếp về trong kinh Pháp Hoa một khi đã ngộ được Chân Tâm như Thiền sư Minh Không.

Kính ngưỡng Thiền Sư Minh Không….
… Đức Thánh Nguyễn người dân thường ca ngợi (1)
Từng sang Thiên Trúc học Đạo và trì tụng Chú Đại Bi (2)
Có được Trí lục Thần thông mà tích sử vẫn còn ghi …
Huyền thoại sang nước Tống xin đồng làm An Nam Đại Tứ Khí (3)

Tích sử còn ghi lại về lời huyền ký
Sau một trăm năm từ thời Ngài sẽ có Đức Thánh Trần (4)
Nhiều bài thuốc dân gian từ vị lương y trị bịnh như thần (5)
Và Lý Quốc Sư với câu chuyện nhân quả ” Vua Hoá Hổ ” (6)

Nào trở về Đại Nam Tứ Khí đã mô tả rõ (7)
Chùa Quỳnh Lâm và Tượng Phật xây dựng ra sao ?
Sừng sững uy nghi Tháp Báo Thiên đỉnh nóc cao
Chuông Quy Điền được đúc tại chùa Một Cột ( Diên Hựu )

Riêng Vạc Phổ Minh sau được VuaTrần sửa sang bổ túc !
Người Phật tử ngày nay …
Nghiệm ra lời dạy trong giáo Pháp nhiệm mầu
Hữu hình tất hữu hoại dù công trình vĩ đại đến đâu
An Nam Đại Tứ khí ngày nay chỉ là phục chế nhìn như thật (8)

Duy chỉ Chân Tâm luôn hằng hữu… Bản lai báu vật
Tự mình triệt ngộ, sáng suốt trân giữ… Thể tánh Tịnh Minh

Nam Mô Minh Không Lý Quốc Sư tác đại chứng minh

Huệ Hương
____________________________

(1) Ngày nay, người Việt vẫn gọi ông là Lý Quốc Sư – vị Quốc sư họ Lý, tôn xưng ông là Đức thánh Nguyễn, sánh ngang với Đức thánh Trần nổi tiếng vì những cống hiến của ông trong thời đại mình Lý Quốc Sư (chữ Hán: 李國師 15 tháng 10 năm 1065 – 1141) là tên gọi theo quốc tính họ Vua do nhà Lý ban cho và ghép với chức danh pháp lý cao nhất của một vị thiền sư từng là dược sư, pháp sư, đại sư rồi quốc sư tên hiệu Nguyễn Minh Không(chữ Hán: 阮明空). Đạo hiệu Phù Vân quảng đạt đại pháp sư, Người dân ở quê hương Ninh Bình thường gọi ông là Đức thánh Nguyễn.

(2) Sư tên Nguyễn Chí Thành, sinh ngày 14 tháng 8 năm Bính Ngọ (1066) tại làng Loại Trì, huyện Chân Định, tỉnh Nam Định, thường cùng với Giác Hải, Đạo Hạnh làm bạn thân. Năm 29 tuổi, Sư cùng hai vị ấy sang Thiên Trúc học đạo với Thầy Sa-môn, được phép Lục trí thần. Trở về quê, Sư tạo ngôi chùa Diên Phước, ở đó chuyên trì tụng Chú Đại Bi.

(3) An Nam tứ đại khí, là bốn kỳ quan, bốn vật quốc bảo và là bốn công trình nghệ thuật bằng đồng của văn hóa thời Lý, Trần bao gồm:
• Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều, Quảng Ninh);
• Tháp Báo Thiên ở Thăng Long (Hà Nội)
• Chuông Quy Điền (chuông ruộng rùa) ở chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), Hà Nội
• Vạc Phổ Minh ở chùa Phổ Minh, Thiên Trường (Nam Định).
Mặc dù đều là những vật quốc bảo song khi giặc Minh sang xâm chiếm nước ta, tứ đại khí đều bị cướp hoặc phá huỷ để lấy đồng đúc vũ khí và nhằm làm mất đi một phần “nguyên khí” của người Việt.
Bấy giờ, Sư muốn tạo Đại Nam Tứ Khí (tượng Phật, hồng chung, cái đỉnh, cái vạc) không nệ nhà nghèo sức mọn. Một hôm, Sư suy nghĩ: “Nước Tống ắt có nhiều đồng tốt, có thể dùng đúc được.” Nghĩ xong, Sư thẳng đường sang Bắc triều (Trung Quốc). Trước nhất, Sư ghé trọ một nhà trưởng giả xin mảnh đất bằng chiếc ca-sa để lập Kỳ Viên. Trưởng giả cười bảo: “Xưa kia Thái tử nhà Lương muốn lập Kỳ Viên, khoảng đất rộng đến ngàn dặm, lấy vàng lót đất. Tại sao ông chỉ xin mảnh đất bằng áo ca-sa, chỉ bằng chuồng gà mà làm gì ?” Đêm ấy, Sư trải chiếc ca-sa khắp mười dặm đất. Trưởng giả thấy Sư có phép thần liền dẫn vợ con ra lễ bái, từ đây cả nhà đều qui y Tam bảo.
Hôm khác, Sư đắp y mang bát chống gậy trước thềm rồng đứng khoanh tay. Vua Tống vào triều, bá quan văn võ tung hô xong, xem thấy vị sư già bèn triệu vào, hỏi:
– Thầy già ốm này là dân phương nào, tên họ là gì ? đến đây có việc chi ?
Sư tâu:
– Thần là kẻ bần tăng ở tiểu quốc, xuất gia đã lâu, nay muốn tạo Đại Nam Tứ Khí, mà sức không tùy tâm, nên chẳng sợ xa xôi lặn lội đến đây, cúi mong Thánh đế mở rộng lòng thương ban cho chút ít đồng tốt, để đem về đúc tạo.
Vua Tống hỏi:- Thầy đem theo bao nhiêu đồ đệ ?
Sư tâu:- Bần tăng chỉ có một mình, xin đầy đãy này quảy về.
Vua bảo:
– Phương Nam đường xa diệu vợi, tùy sức Sư lấy được bao nhiêu thì cho bấy nhiêu, đủ quảy thì thôi.
Sư vào kho đồng lấy gần hết sạch mà chưa đầy đãy, quan giữ kho le lưỡi lắc đầu, vào triều tâu việc ấy cho vua. Vua ngạc nhiên hối hận, nhưng lỡ hứa rồi, không biết làm sao.
Sư nhận đồng xong, vua Tống sai bá quan tiễn Sư đưa về nước. Sư từ rằng:
– Một đãy đồng này, tự thân bần tăng vận sức quảy nổi, không dám làm phiền nhọc các ngài tiễn đưa.
Nói xong, Sư bước ra lấy đãy máng vào đầu gậy nhẹ nhàng mang đi. Đến sông Hoàng Hà, Sư lấy nón thả xuống nước sang sông chỉ trong khoảng chớp mắt đã đến bờ.
Từ đấy Đại đức Nguyễn Minh Không còn được coi là ông tổ nghề đúc đồng. Tương truyền ông là người góp phần xây dựng, kiến tạo nên “Tứ đại khí” Đại Việt nổi tiếng thời Lý là Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Phật Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh.
Tiếng lành đồn xa.

(4) Thời vua Lý Nhân Tông kiến tạo điện Hưng Long cả năm mới xong, điện cực kỳ tráng lệ. Bỗng trên nóc có hai con chim cáp đậu kêu to, tiếng vang như sấm. Vua lo buồn chẳng vui, quan chỉ huy thấy thế tâu: “Điềm này chỉ có Minh Không và Giác Hải mới trừ được.” Vua bèn sai ông đi thỉnh Sư, ngày rằm tháng giêng, ông đến trước am Sư. Sư hỏi: “Quan chỉ huy sao đến chậm vậy?” Ông hỏi lại: “Sao Thầy biết trước chức của tôi?” Sư đáp: “Ta cỡi trăng đạp gió chợt vào thành vua, sớm đã nghe biết việc này.”
Liền hôm ấy, Sư đến kinh đô, thẳng đến điện Hưng Long, Sư tụng chú thầm, hai con chim lạ ấy nghẹn cổ chẳng kêu, giây lát sau liền rơi xuống đất. Vua thưởng cho Sư một ngàn cân vàng, và năm trăm khoảnh ruộng để hương hỏa cho chùa và phong chức Quốc Sư.
Thêm vào một tích truyện về lời huyền ký một hôm trong lúc vừa làm lễ khánh thành Vạc tại Minh Đảnh ( dài 10m sâu 4m ) có dàn hạc bay qua Thiền Sư Minh Không đã huyền ký sau này ( khoảng 100 năm ) nước ta sẽ có giặc phương Bắc xâm chiếm và cũng sẽ có một vị Thánh ra đời . Điều này trùng hợp với việc quân Mông và sự xuất hiện của Hưng đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Trần Hưng Đạo (chữ Hán:陳興道); 1228? – 1300), tên thật là Trần Quốc Tuấn (chữ Hán:陳國峻), tước hiệu Hưng Đạo đại vương, là một nhà chính trị, nhà quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288. Phần lớn tài liệu nghiên cứu lịch sử và cả dân gian thời sau thường dùng tên gọi vắn tắt là “Trần Hưng Đạo” thay cho cách gọi đầy đủ là “Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn”, vốn bao gồm tước hiệu được sắc phong cho ông. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử đấu tranh sinh tồn, dân tộc Việt Nam đã sinh ra rất nhiều nhà chính trị, quân sự, văn hóa … lỗi lạc có công với dân, với nước. Tên tuổi của họ gắn liền với những trang sử hào hùng của đất nước như: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi, Quang Trung, … Trong số đó, Trần Hưng Đạo nổi lên là nhân vật tài hoa đức độ, một nhân cách lớn, một thiên tài quân sự – người mà tên tuổi đã gắn liền với chiến công ba lần đánh tan quân xâm lược Nguyên – Mông (thế kỷ 13-14), đặc biệt là chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 và ông đã được nhân dân “thánh hóa” với cách gọi đầy tôn kính: “Đức Thánh Trần”, cũng chỉ có ông chứ không phải ai khác được mọi thế hệ xưng tụng làm “Cha”.

(5) Trước đó ít người biết Nguyễn Minh Không đã tự tay trồng cả một rừng thuốc Nam với muôn vàn cây thuốc quý. Thế là ông vừa tu hành vừa bốc thuốc cứu người, vừa là Thiền sư vừa là Danh y. Tất cả đều thống nhất trong con người ông hướng về cái đích cứu độ chúng sinh theo giáo lý Phật pháp.
Còn nhớ quê nhà vào những thập niên kinh tế khó khăn dân làng mỗi khi bị cảm và nhức đầu đã theo bài thuốc của Ngài Minh Không chửa trị bằng cách đâm lá chùm ruột còn non với những viên muối hạt thế mà đã khỏi mà không cần mua viên thuốc nào trong nhiều năm chiến tranh.

(6) Lý Quốc Sư thực tế không phải là tên gọi mà là một chức danh dành cho vị cao tăng có chức vị cao nhất trong triều đại nhà Lý. Sử sách chép từ ” Một truyền thuyết nói rằng, khi Minh Không và Từ Đạo Hạnh học đạo từ Tây Thiên trở về, giữa đường, Đạo Hạnh muốn thử tài của Minh Không liền vượt trước, hóa thành một con hổ phục trong bụi, rồi chồm ra dọa Minh Không “.
Minh Không đã biết trước, cứ ung dung nói với con hổ: “Đạo huynh đấy à? Tưởng đạo huynh làm gì ích lợi cho đời, lại đi làm thú dữ hại người đấy ư? Đạo huynh muốn thế, kiếp sau sẽ được làm mà…” Từ Đạo Hạnh biết mình còn kém Nguyễn Minh Không, hiện lại nguyên hình, lạy tạ và khẩn khoản nói: “Ngu đệ không tự biết mình, trót làm điều xúc phạm, xin đạo huynh tha thứ. Quả báo sau này có sa vào nghiệp chướng ấy, xin đạo huynh ra tay cứu giúp”. Quả báo mà Từ Đạo Hạnh nói đến sau này chính là việc ông phải đầu thai chuyển kiếp thành vua Lý Thần Tông và mắc phải căn bệnh “hóa hổ” kỳ lạ mà không danh ý nào có thể chữa được.
. Chuyện kể rằng, Từ Đạo Hạnh sau khi viên tịch đã đầu thai làm con của Sùng Hiền hầu, em ruột vua Lý Nhân Tông, được đặt tên là Dương Hoán. Khi Lý Nhân Tông qua đời, Dương Hoán được chọn làm con người kế vị, tức vua Lý Thần Tông.
Lên ngôi không được bao lâu, tháng 3 năm 1136 vua Lý Thần Tông bệnh nặng, lông lá mọc khắp cơ thể, gầm thét như hổ suốt ngày. Các danh y tài giỏi từ khắp nơi trong cả nước được mời đến chữa bệnh nhưng bệnh của vua không thuyên giảm. Triều đình phái sứ giả đi khắp nơi tìm người có thể chữa bệnh cho đức vua.
Sứ giả đến vùng núi Tử Trầm, nơi Minh Không trụ trì, thấy trẻ con hát câu đồng dao:
” Tập tầm vông,
có Nguyễn Minh Không
chữa được mình rồng thiên tử…”
Sứ giả thấy lạ liền hỏi thăm và tìm được Nguyễn Minh Không, mời ông vào triều chữa bệnh cho vua.
Khi sư Minh Không đến, thấy nhiều pháp sư khác cũng đang ở trên điện làm phép chữa bệnh cho vua. Họ thấy Minh Không ăn mặc quê mùa nên khinh thường không thèm chào hỏi. Sư Minh Không thấy vậy, lấy từ trong túi một chiếc đinh lớn, dài hơn 5 tấc rồi đóng sâu vào cột, sau đó lên tiếng hỏi: “Ai có thể nhổ cái đinh đó ra thì hãy nói chuyện chữa bệnh”. Minh Không nói thế ba lần nhưng chẳng vị pháp sư nào dám làm. Thấy vậy, Minh Không ung dung bước lại gần, lấy hai ngón tay trái, cầm vào rồi nhẹ nhàng rút ra. Mọi người chứng kiến đều khiếp phục sức mạnh phi thường của Minh Không nên nhường ông vào chữa bệnh cho vua.
Chuyện kể rằng, khi được đưa vào gặp vua Lý Thần Tông, Minh Không lớn tiếng hỏi: “Kẻ đại trượng phu được tôn lên ngôi thiên tử, giàu có khắp bốn bể, cớ sao còn phát bệnh cuồng loạn như vậy?” Vua nghe thấy vậy, rất run sợ, không dám kêu gầm nữa. Minh Không lại sai người lấy một vạc lớn đựng nước nấu sôi tới cả trăm lần. Minh Không dùng tay không quấy lên khoảng bốn lần, rồi tắm vua trong đó. Ngay sau đó, bệnh của vua đã bớt ngay. Ít lâu sau thì vua khỏi hẳn. Sau khi khỏi bệnh, cảm phục tài năng của Minh Không và cũng là để cảm tạ ơn cứu mạng của ông, vua Lý Thần Tông phong cho Minh Không là Quốc sư, được đổi từ họ Nguyễn sang họ Lý của vua, cấp cho nhà ở, ban lộc mấy trăm hộ và được miễn thuế má. Vì vậy, sau này người ta mới gọi Thiền sư Minh Không là Thiền sư Lý Quốc Sư, ý chỉ vị Quốc sư họ Lý.

(7) Về nước, Sư đến chùa Quỳnh Lâm huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương đúc một tượng Phật Di-đà thật cao lớn. Tại kinh đô nơi tháp Báo Thiên, Sư đúc một cái đỉnh. Ở Phả Lại, Sư đúc một quả đại hồng chung. Tại Minh Đảnh, Sư đúc một cái vạc.
Phần còn dư, Sư đem về chùa quê làng đúc một đại hồng chung nặng ba ngàn ba trăm cân, và đúc một đại hồng chung ở chùa Diên Phước Giao Thủy nặng ba ngàn cân. Công quả hoàn thành, Sư làm bài tán rằng:
Nón nổi vượt biển cả,
Một hơi muôn dặm đường.
Một đãy sạch đồng Tống,
Dang tay sức ngàn ngựa.
(Lạp phù việt đại hải,
Nhất tức vạn lý trình.
Tống đồng nhất nang tận,
Phấn tý thiên câu lực.)
Riêng Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm được xem là linh hồn của quốc gia.
Chùa Quỳnh Lâm có hai pho tượng lớn được đúc vào hai thời kỳ khác nhau. Một pho thời Lý do sư Nguyễn Minh Không cho đúc, và pho thứ hai thời Trần do thiền sư Pháp Loa tạo dựng. Pho tượng được liệt trong Thiên Nam tứ đại khí theo nhiều ý kiến có lẽ là pho được đúc vào thời Lý. Theo lịch sử thì nhà sư có công xây dựng chùa Quỳnh Lâm đầu tiên là sư Minh Không. Truyền thuyết kể rằng, khi đúc pho tượng khổng lồ ở chùa Quỳnh Lâm, sư Minh Không đã dùng một cái túi lớn để thu gom đồng ở Trung Quốc đem về nước đúc nên các vật kim loại lớn. Theo các tài liệu còn lại thì pho tượng Phật Di Lặc ở chùa Quỳnh Lâmthời Lý cao 6 trượng (một trượng xấp xỉ 3,3 m, tức là pho tượng cao khoảng 20 m).bên trong 58 viên xá lợi và 360 viên đá quý được thu nhặt.
• Tháp Báo Thiên có tên gọi đầy đủ là Đại thắng tư Thiên Bảo Tháp, được xây cất vào năm Đinh Dậu (1057) đời Lý Thánh Tông.
Tháp cao 20 trượng (khoảng 70 m) và gồm 30 tầng (có tài liệu chép là 12 tầng), nằm trong khuôn viên chùa Sùng Khánh ở phường Báo Thiên (nay ở vào khoảng bên phải đền Lý Quốc Sư đến đầu phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) nên còn gọi là tháp Báo Thiên.
Lý do để tháp được coi là một trong tứ đại khí do có số tầng chẵn biểu thị sự cân bằng, ổn định, tĩnh tại, bền vững như triều đình nhà Lý đầy khí thế, sẽ tồn tại dài lâu. Ngọn tháp đúc bằng đồng khắc ba chữ Đao Ly Thiên tỏ ý tưởng của đấng tối cao xông lên tận trời thẳm. Đỉnh tháp có tượng người tiên bưng mâm ngọc hứng móc ngọt làm thuốc cho vua;
vì thế, được Nho thần danh sĩ miêu tả là:
“Trấn áp đông tây cũng đế kỳ
Khuy nhiên nhất tháp độc nguy nguy
Sơn hà bất động kình thiên trụ
Kim cổ nan nan lập địa chùng?.
Dịch:
Trấn giữ đông tây vững đế kỳ
Tháp cao sừng sững thật uy nghi
Là cột chống trời yên đất nước
Vượt mọi thời gian chẳng sợ gì”
• Chuông Quy Điền được đúc trong lần sửa lại chùa Diên Hựu (chùa Một Cột, Hà Nội) vào tháng 2 năm Canh Thân (1080) đời Lý Nhân Tông.
Để đúc quả chuông này, vua Lý Nhân Tông đã cho sử dụng đến 12.000 cân đồng (tương đương với 7,3 tấn đồng bây giờ). Chuông đúc xong, đánh không kêu, nhưng cho rằng nó đã thành khí, không nên tiêu hủy, nhà vua bèn sai người vần ra khu ruộng sau chùa.
Vì khu ruộng này thấp trũng, có nhiều rùa đến ở, nên có tên là Quy Điền (ruộng Rùa), nhân đó gọi chuông là chuông Quy Điền. Tháng 10 năm Bính Ngọ (1426), chuông Quy Điền đã bị Vương Thông (nhà Minh) cho phá hủy để chế tạo súng đạn, hỏa khí.
• Vạc Phổ Minh được đúc vào tháng 2 năm Nhâm Tuất (1262) đời Trần Thánh Tông, nhân dịp Trần Thái Tông (lúc đó là Thượng hoàng) về chơi Tức Mặc (nay thuộc về tỉnh Nam Định).
Tại đây, Trần Thái Tông đã ban yến cho dân làng. Các hương lão từ 60 tuổi trở lên được ban tước hai tư, lão bà thì được hai tấm lụa. Nhân đấy, đổi Tức Mặc làm phủ Thiên Trường. Dựng cung Trùng Quang để các vua sau khi đã nhường ngôi về ở; lại dựng một cung riêng gọi là cung Trùng Hoa cho Tự quân (vua mới) khi đến chầu Thượng hoàng thì ngự ở đó. Đặt người chức dịch ở hai cung ấy để phòng khi sai khiến, hầu hạ và chức lưu thủ để trông coi. Phía Tây cung Trùng Quang dựng chùa Phổ Minh. Tại đây cho đúc một chiếc vạc lớn và khắc bài minh vào vạc.
Vạc sâu 4 thước, rộng 10 thước, nặng 6150 cân.[1] Tương truyền, miệng vạc dày và rộng đến nỗi hai người có thể chạy nhảy và đi lại trên đó.
Trên thành vạc có 100 lỗ trống đựng 100 quả trứng vàng tượng trưng cho trăm trứng của dòng gosng Âu Cơ . Trên thành vạc có khắc các tên tất cả vị vua thời ấy và bài kinh Chú Đại Bi.
Cùng với chuông Quy Điền, tháng 10 năm Bính Ngọ (1426) khi bị vây ở Đông Quan, Vương Thông đã cho phá vạc Phổ Minh để lấy đồng đúc vũ khí. Hiện nay tại chùa Phổ Minh.

(88) Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm vào Thời giặc Minh xâm lược nước ta (1407-1427), chùa bị phá hủy, pho tượng bị cướp mang đi. Đầu thời Lê, chùa Quỳnh Lâm được dựng lại, nhưng đến đời Thiệu Trị (1841-1847) lại bị đốt trụi.
Trong khi Tháp Báo Thiên vào lúc có trận bão năm Mậu Ngọ (1258) đời Trần Thánh Tông đã làm ngọn tháp này bị đổ! Sau khi được trùng tu, tháp lại bị sét đánh sạt mất hai tầng về góc bên đông vào năm Nhâm Tuất (1322) đời Trần Minh Tông. Đến tháng 6 năm Bính Tuất (1406) đời Hồ Hán Thương (84 năm sau khi được trùng tu lần thứ hai) đỉnh tháp lại bị đổ. Thời thuộc Minh (1414-1427), quân Minh đã cho phá tháp để chế súng. Chỗ tháp bị phá sau đó được đổ đất thành gò cao để dựng đàn tràng.
Chuông Quy Điền và Vạc Phổ Minh cũng thế.
Cùng với chuông Quy Điền, tháng 10 năm Bính Ngọ (1426) khi bị vây ở Đông Quan, Vương Thông đã cho phá vạc Phổ Minhvaf chuông để lấy đồng đúc vũ khí. Hiện nay tại chùa Phổ Minh chỉ còn lại bệ đá kê vạc khi xưa.

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.