Nhân Quả – Cộng Nghiệp & Biệt Nghiệp – Chân Lý…

NHÂN QUẢ

Nhân quả đó rõ ràng lồng lộng
Trả nghiệp thôi dù chốn nơi nào
Nhớ xưa dạ Mẹ con vào
Cha khuyên hãy bỏ … rõ nào… chướng ghê

Ừ ! chấp nhận không chê con trẻ
Đã đến rồi không ghẻ lạnh con
Bao năm nuôi nấng hết lòng
Sức cao tuổi hạc mỏi mòn còn chi

Một buổi đó nghiệp khi xưa trả
Rồi gây nhau con đã đánh Cha
Tống ra đường đó ven hè
Không vui, buồn hết … hiểu về nghiệp nhân

Ừ ! cũng trọn dần dần xưa cũ
Không trách gần, xa … chủ do ta
Gây ra cũng bởi tại Cha
Vào trong bệnh viện … nằm ba tháng tròn

Thấm thía lắm … mỏi mòn tạo nghiệp
Khi trổ ra ai biết trốn đâu
Dẫu rằng ở tại biển sâu
Hay trên núi thẳm. rõ câu hiển bày

Nhân quả đó hôm nay đã tỏ
Xin một lòng xấu bỏ lành theo
Cho dù sanh tử cheo leo
Cũng không màng đến … Nam Mô Di Đà

HẢI TẦN  – 31/07/2023

__________________________________

CỘNG NGHIỆP & BIỆT NGHIỆP

Đôi lúc ngẫm suy…
vì đâu ta có cộng nghiệp, biệt nghiệp?
Phải chăng…
luật nhân quả chính xác, tinh tế vô cùng,
Bất tư nghì, duyên – nhân – quả trùng trùng
Khiến nghiệp báo dị thục khó ai đoán được!

Muốn chuyển hoá tương lai, Phật pháp … diệu dược
Đừng để chuyện xấu xảy đến mới chịu tin
Gương nhãn tiền thí dụ trong kinh sách … giật mình
Nào, hãy nguyện sống… cách thiện lương hữu ích!

Mặc hoàn cảnh đổi thay khi thuận, lúc nghịch!
Nhân nào quả nấy không ai thay thế cho ai
Đúng lúc đúng thời, với hiện tượng bên ngoài
Lại liên quan bên trong, bao quát sâu sắc

Đời là bể khổ, chớ than trách kiểu cứng chặt!
Bao điều họa phúc … ta chính chủ nhân
Đừng đuổi theo nhu cầu vật chất … hãy bớt dần
Quan trọng nhất tìm thấy con đường trước mắt !

Nhận diện khuynh hướng tâm lý nào dẫn dắt!
Nỗ lực tư duy tại sao có vấn đề này ?
Chớ để vấn vương, giải quyết rõ đúng ,sai
Tránh chung một hành trang cùng trong cộng nghiệp!

Vượt thoát với hạnh lành thiện tạo riêng biệt nghiệp!
Có Tàm có Uý … chấn chỉnh kịp thời
Trân trọng khoảnh khắc đã sống tốt với người
Thì ngày về cố hương đợi ta … TRI KỶ
Mỉm cười, nếu cộng nghiệp như thế thật trân quý !

Huệ Hương

__________________________________

Chân Lý…

Chân lý đương nhiên… lẽ thật.
Không phải riêng đạo Phật dạy rằng :
Nhân nào Quả nấy khuyên răn.
Khuyên hàng Phật tử tạo tăng nhân lành.

Chân lý vận hành Vũ Trụ.
Loài Người, vạn vật, trụ ngụ bầu trời.
Không tôn giáo nào buôn lơi.
Nhân – Duyên – Quả trổ không rời xưa nay.

Có khi nhân ngọt quả cay !
Vì Duyên quả ngọt thiếu ngày Duyên gieo.
Quả cay đã sẵn, ngặt nghèo !
Duyên cay thích hợp, quả theo duyên này.

Vậy tạo duyên tốt hàng ngày.
Phải luôn tích Đức Duyên này mới sanh.
Làm cha mẹ tạo nhân lành.
Để Phước con cháu nên danh trong đời.

Quả đắng chớ trách trời xanh,
Đời không ngẫu nhiên xấu dành cho ta.
Nhân Quả không lầm đâu mà.
Hiền gia cộng nghiệp, Quốc gia an bình.

Nhân Quả nghiệp tự riêng minh.
Kham nhẫn trả quả, không xin van trời !
Không Phước, cầu khẩn khắp nơi.
Như đem cát nấu… cầu trời thành cơm !!?

Viên An

__________________________________

Nhân Quả – Cộng Nghiệp & Biệt Nghiệp – Chân Lý…

Điều nhân quả, thật… rõ ràng
Nên trong đạo Phật, đó… càng gốc răn
Đừng làm chi để… ăn năn
Nghiệp xưa phải trả, cắn răng… khó từ

Trồng nhân chanh, quả… chua ừ
Làm sao trái ngọt… bây chừ, mà mong
Mẹ cha làm ác, gánh… con
Nay không cần đợi, xấu… mon tới liền

Vì chung cộng, biệt… nghiệp duyên
Bất tư nghì… rễ tương liên, gia đình
Nạn tai con, cháu vướng… mình
Khổ đau cha mẹ, đứng nhìn… nào cam

Sân si biệt nghiệp… hận, tham
Chủ điều họa phúc, cộng… kham cà nhà
Thiện lành, nhân quả ông bà
Cháu con được hưởng, cũng là ngẫu nhiên

Lẽ chân lý, dựa… nhân duyên
Trồng cây ngọt, trổ qủa liền ăn… chua
Mẹ cha lương thiện… tu chùa
Con buông phỉ báng, vì chưa hiểu đời

Hoặc là phụ mẫu, ác… thời
Sinh con nhân đức, không rời… thiện tâm
Trang Vương và… Quán Thế Ấm
Vua A Xà Thế, giết lầm… cha xưa

Nhân duyên, quả nghiệp… dây dưa
Từ trong nhiều kiếp, khó thừa… một phân
Phật răn… lý lẽ thiện, cần
Ăn năn sám hối, sửa dần… lỗi đi

Tâm nhân… hạt giống từ bi
Tỏa lan cộng, biệt nghiệp bi… oán trừ
Lý duyên khởi, Phật sai ư… ?
Khổ đau, hạnh phúc là từ… nơi đâu

Một lòng tu chớ… lo âu

tp

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.