Kính Mừng Khánh Đản Đức Đại Thế Chí Bồ Tát!

Tĩnh tâm nghe nhạc phổ “ pháp tu Đại Thế Chí Bồ Tát “
Chợt nhớ ngày Khánh đản 13 tháng bảy của Ngài
Rất thầm lặng trước đại lễ Vu Lan có hai ngày
Tự nhủ thầm, bao nhiêu Phật Tử còn nhớ đến ?
Có thể Phước duyên ai còn tin Phật bản mệnh (1)

Sưu tầm hình tượng , tiểu sử từ kinh
Học Bi Hoa , Lăng Nghiêm sẽ thấy độ hiển linh
Pháp Niệm Phật viên thông như con nhớ Mẹ! (2)
Hạnh nguyện đại hùng, đại lực,đại từ bi, như lời kể

Thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài
Một Danh hiệu khác ý nghĩa tịnh diệu thay
Vô Biên Quang nên thân sắc Ngài màu vàng tía
Yếu điểm pháp tu:
“Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm vào Tam ma địa”
Tùy thuộc vào tâm thức giúp thoát khỏi khổ đau
Không dựɑ vào cônɡ đức, không chấp tướnɡ nào
Cũng không hơn thuɑ, càng không mưu cầu dɑnh vọng!

Nhân ngày Khánh đản, tôn kính lời tuyên thống
“lý tưởng độ sanh cao cả….
với tinh thần không khuất phục trước gian lao”
Phát đại nguyện
“ chúng sanh trên cuộc đời này còn khổ đau
Bồ tát Đại Thế Chí vẫn miệt mài công việc cứu độ ”
Thật là …pháp tu mɑnɡ biểu tượnɡ
nỗ lực kiên trì, dũnɡ mãnh, chân chính tiến đến ɡiác nɡộ.
Nam Mô Đại Hùng Đại Từ Bi , Đại Tinh Tấn Đức Đại Thế Chí Bồ Tát!

Phật tử Huệ Hương – Ngày 13 tháng bảy âm lịch năm Quý Mão

(1) Người tuổi Ngọ được cho rằng Đức Phật bản mệnh là Đức Đại Thế Chí Bồ Tát
(2)Trích đoạn kinh Lăng Nghiêm mà nhạc sĩ Võ Tá Hân đã phổ nhạc
“chương Niệm Phật viên thông, khi Đức Phật Thích Ca hỏi về pháp môn tu hành, Bồ tát cho biết Ngài tu theo pháp môn niệm Phật mà được thành tựu. Bồ tát bạch Phật: “Con nhớ hằng sa kiếp về trước, có Đức Phật ra đời hiệu là Vô Lượng Quang, lúc đó có mười hai Đức Như Lai thành Phật trong một kiếp, Đức Phật sau hết hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang Như Lai dạy cho con pháp môn niệm Phật… Nhân lành của con là dùng tâm niệm Phật mà vào Vô sanh pháp nhẫn, nay ở cõi này tiếp dẫn những người niệm Phật vãng sanh Tịnh độ”. Ngài dạy: “Mười phương chư Phật thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con… Nếu tâm chúng sanh tưởng Phật nhớ Phật, thì hiện tiền hay đương lai nhất định thấy Phật, cách Phật không xa, không cần tu phương tiện nào khác mà được thành Phật”.

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.