Chẳng quay gót trở lại! (không thối thất, chuyển biến)

Bạn gửi email:
“Này, này, đừng định danh, lý giải, đừng thối chuyển! “
Khi thời đại văn minh,
đang diễn những vỡ kịch bi hài
Giống tích truyện phim Hàn,
vẫn lôi cuốn khán giả hoài
Với tiềm ẩn ước vọng tương lai hoàn hảo!

Không biết…
“Sinh hữu tác thành, nằm trong quỹ đạo”
Nên luân hồi nghiệp quả mãi trả vay
Cứ thế đấu tranh khốc liệt từng ngày
Có biết đâu “đều là sự vận hành của Pháp”
Giúp thấu hiểu ý nghĩa cuộc sống
để giác ngộ , giải thoát ! (1)

Trả lời bạn:
“nhờ học mãi chữ Bản ngã nhiều năm qua (2)
Không gì của ta, chỉ có sự sai lầm phải nhận ra
Thấy ra “phải mất cả đời để biết….
khi nào nên lên tiếng và khi nào nên im lặng!”
Trước quan hệ thương, ghét,
thất bại, thành công không nên lo lắng
Sẽ không thối thất công đức, thiện căn,
Càng phát triển trí huệ mới hiểu rằng:
“Không còn thân kiến,
không còn chấp 5 uẩn là bản ngã nữa! “

Cám ơn bạn,
“Qua tam pháp ấn Đạo Phật, quyết tự mình tìm lửa”
Quyết để cho Bản ngã tự đầu hàng,
tự chấm dứt ảo tưởng đấy mà!
Vì “Tánh biết, lý trí, bản ngã đều từ tâm ra”
Sẽ hiển lộ trọn vẹn “tánh biết thuần khiết”
Mời bạn cùng tham khảo một minh triết (3)
Nhờ thân cận người hiền trí, bạn lành
Sẽ không chui đầu vào chút danh lợi, mong manh
Chứng minh đời đời mãi mãi trọn niềm tin
bất thối chuyển vào cội nguồn Chánh Pháp!

Huỳnh Phương- Huệ Hương

————————————0000000——————————
(1) trả lời trong mục hỏi đáp Trung tâm Hộ Tông ngày 7/4/2022
Con đừng quá đặt nặng tội phước, đó chỉ là những bài học giác ngộ. Giác ngộ thì giải thoát mọi che lấp, trói buộc do chính mình tạo ra.
(2) Trong triết lý Phật giáo, “cái tôi”, thường gọi là “ngã”, là “cái tôi” được thiết thuyết với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử. Đạo Phật, đặc biệt là truyền thống nguyên thủy (Nam Tông, Tiểu thừa), không công nhận sự hiện diện “sự có mặt” của một “ngã” như tâm lý học. Cái mà người ta hiểu lầm là cái tôi thì nó được cấu thành từ Sắc (phần thân thể) và Danh (phần tâm thức) biến đổi không ngừng trong từng sát na (đơn vị nhỏ nhất của thời gian).
Tóm lại, ta có khái niệm: Bản ngã là một ý tưởng, niềm tin, hay quan niệm rằng bản thân là một cá thể riêng biệt, tách biệt với phần còn lại của thế giới và tự chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình.
Bản ngã là sống với cái tôi của mình. Phát triển cái tôi đó lớn lên, nhằm tạo ra sự khẳng định mình, khẳng định cái tôi của mình. Triết lý nhà Phật cho rằng, một khi cái tôi đó càng lớn lên, con người càng gây là nhiều nghiệp chướng, sai lầm, đó chính là Tưởng tri của bản ngã xuất hiện mà ra.
(3) Trong mục hỏi đáp của Trung Tâm Hộ Tông từ HT Viên Minh ngày 23/3/2022:
Có hai loại chánh niệm: Tự tánh chánh niệm và bản ngã “chánh” niệm. Tự tánh chánh niệm biết lúc nào cần ứng, lúc nào lờ đi cho bản ngã trải nghiệm vô minh ái dục của nó để nó học bài học thế nào là khổ đế, khổ đế do đâu mà ra. Trải nghiệm này giúp bản ngã tự thấy bất lực trước thành bại, được mất v.v… ở đời nên tự giảm tự hoại.
Trong khi bản ngã “chánh” niệm loay hoay muốn phải tích cực miên mật để chóng đạt được mục đích lý tưởng nên vô tình tạo ra 10 phiền não ngăn ngại sự giác ngộ thực tánh chân đế ngay đây và bây giờ. Và cũng vô tình làm tăng trưởng bản ngã lý tưởng, khiến khó thấy được khổ đế tập đế ngay trong tham vọng của mình.
.

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.