Kính mừng Đại Lễ Ngày Đức Phật Thành Đạo

Kính mời tứ chúng khắp nơi trên thế giới!
Cùng nhau tưởng niệm,
ngày lễ quan trọng thiêng liêng
Mùng tám tháng 12 âm lịch thường niên, (1)
Ngày Đức Phật, từ người mê thành người giác!
Là ngày Đức Phật ngộ đạo từ bi, trí tuệ giải thoát!
Một sáng sao mai, sau 49 ngày thiền định
kết quả hành trình nỗ lực lớn lao!

“Của bao tháng ngày tầm sư,
sáu năm khổ hạnh mòn hao
Vẫn thất bại vì phương pháp tu không chính xác !
Giây phút nhớ lại “ LỄ HẠ ĐIỀN”
Kinh nghiệm tĩnh lặng, phấn chấn hỷ lạc !
Cơ duyên lần này,
sửa cúng dường dâng bởi nàng Sujàta
Băng qua sông Ni liên thiền,
trải hai bó cỏ Kusha
Làm bồ đoàn quyết hạ thủ công phu,
dù tan xương nát thịt !
Nếu không đạt quả vị Chánh giác,
vẫn không rời, dù viên tịch” (2)
Kính lạy Đức Thế Tôn,
chúng con kính nguyện vâng giữ hành trì,
Cố gắng theo Trung đạo, con đường Ngài đã đi
Cũng như :
“ Chẳng nên tìm cầu bên ngoài,
Mà quay về tự thân thoát mê, ái dục “
Nguyện, nguyện mãi …
nơi nào Chánh Pháp được thực hành,
cuộc sống mới an lạc hạnh phúc!
Hân hoan đón nhận
giáo lý Phật Đà siêu việt thậm thâm
Đón chào ngày Phật thành Đạo, quyết tâm:
“Sống hòa điệu, tùy duyên thuận pháp
là cúng dường Như Lai một cách cao thượng!

Ngày Đức Phật Thành Đạo, mùng tám tháng 12 năm Quý Mão
Phật tử Huệ Hương

(1) Việc tổ chức lễ hội thành đạo ở mỗi truyền thống Phật giáo chứa đựng những giá trị đặc thù, và đã trở thành nét văn hóa riêng cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên
do khảo chứng về điều kiện sinh trưởng của cỏ Kusa và thời tiết Ấn Độ ở trên cho thấy, Đức Phật thành đạo trong mùa đông ở Ấn Độ, vào khoảng tháng 12 Tây lịch. Các dữ kiện liên quan đến thời điểm thành đạo của Đức Phật đã củng cố và bổ trợ cho quan điểm này. Cụ thể, khi những con sông ở Ấn Độ cạn nước vào mùa đông như sông Niranjana, thì Bồ-tát mới dễ dàng lội qua như cổ thư Tây Tạng đã chỉ rõ, và phù hợp với thực tế lịch sử ngày nay. Không những vậy, thời điểm Đức Phật thành đạo cũng là thời gian khô ráo, vì suốt gần hai tháng, thời tiết rất thuận lợi để Bồ-tát thiền định ngoài trời dưới gốc cây bồ-đề.

(2) Gotama bưng mâm vàng của cô Sujàtà con gái ông Senaka, cúng dường thức ăn khi ngài nhập định ở cội cây Nigrodha, quẳng xuống sông Nerãnjarà (Ni Liên Thiền) phát nguyện: “Nếu ta đắc được đạo quả Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác thì xin chiếc mâm này trôi ngược dòng sông; nếu không thì chìm ngay xuống nơi đây”. Chiếc mâm này trôi ngược dòng đến tòa cung điện của Long vương thì chìm xuống va vào ba chiếc mâm của ba vị cổ Phật phát ra một tiếng nổ rất lớn làm Long vương đương an nghỉ, thức giấc nói: “Mới hôm qua có một vị đắc quả Phật, hôm nay lại có một vị nữa”. Đây là một điềm báo trước chắc chắn Đạo sĩ Gotama sẽ đắc đạo quả Thế Tôn.
Khi thanh niên Sotthiya cúng dường Đạo sĩ Gotama 8 bó tranh. Ngài nhận lấy đem trải xuống cội cây Bodhi (Bồ đề), có một điềm báo trước ngài sẽ thu nhận được Phật quả. Lúc trải tranh xuống, Gotama phát nguyện: “Nếu đúng là ta đắc được quả Phật, xin cho một Bảo tọa ứng hiện nổi lên để ta hùng tọa tịnh lự”. Lúc đó, một Bảo tọa cực kỳ trang nghiêm ứng hiện liền1.
Sau khi thu nạp phẩm vật cúng dường cơm nấu với sữa tươi của cô Sujàtà do người hầu gái Punna mang dâng cúng ở cội cây Nigrodha, Đạo sĩ Gottama nhập định 49 ngày ở chỗ này.
Đến canh ba, lúc sao Mai mọc, vào ngày cuối cùng (ngày 8 tháng 12 âm lịch), ngài đắc Lậu Tận Minh (Àsavakkhaya Nàna), thành đạo Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác. Màn vô minh đã được giải tỏa và trí tuệ phát sinh.

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.