Có lẽ … học mãi trong đời

Ngôn ngữ Việt, chữ “Mùa” tự thân rất huyền ảo
Mô tả được chiều dài, rộng, sâu của thời gian
Nào mùa gặt, mùa thi,
mùa nhãn, mùa mưa, mùa nắng khô khan
Ôi đứng cạnh bên chữ Mùa,
có đôi khi ước lệ nhưng rất độc đáo!

Thời đại công nghệ, sống xa thiên nhiên,
tiếp xúc nhiều trên mạng ảo !
Trong phòng kính với không khí đã điều hoà
Cần gì biết đến mùa nào đã vào độ giao thoa
Và cái quãng “nửa mùa” của kiếp nhân sinh,
dù chịu nhiều đau đớn nhưng mấy ai biết sợ !

Nó mang đến nhiều cảm động sâu sắc đáng nhớ !
Hết rồi những nông nổi ngông nghênh của đầu mùa,
Cũng chưa nếm cái xơ xác mệt mỏi của cuối mùa,
Nó quyến rũ khi nhìn lại bằng tư duy chiêm nghiệm
Tuyệt đối không được ẩn mình dưới dạng phản biện (1)

Sẽ mang tiếng nửa mùa khi thái độ nước đôi, ăn theo
Đeo bám một sự kiện,
phát ngôn tiêu cực, phán đoán lại nghèo!
Suy ngẫm tự vấn lại
bất cứ vấn đề nào cũng cần học theo lời dạy của Phật (2)
Đừng biện minh vì nửa mùa,
nên gặp phải dây dưa phiền phức.!

Huỳnh Phương -Huệ Hương

(1)Phản biện xã hội không phải là sự chửi mắng, phá phách lộn nhào tất cả mà là những đóng góp thiết thực, nghiêm túc, giàu hàm lượng tri thức, làm tăng khả năng cải tạo thực tại theo hướng tốt đẹp hơn.
(2) Thiên nhân hỏi Phật:
Thanh kiếm nào sắc bén nhất?
Chất độc nào tàn hại nhất?
Ngọn lửa nào dữ dội nhất?
Bóng đêm nào đen tối nhất?”
Đức Phật trả lời:
“Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất.
Dục vọng là chất độc tàn hại nhất.
Đam mê là ngọn lửa dữ dội nhất.
Vô minh là bóng đêm đen tối nhất”.

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.