Vạn vật bao trùm tính nhị nguyên trong một hiện tượng!
Ý thức và vật chất hai thái cực khác nhau
Dù tương phản lại không tìm ra điểm bắt đầu
Vậy nên đừng tách biệt mà hãy nhìn về sự tương tức (1)
Mọi sự kiện trong cuộc sống,
đón nhận phải được mang chất xây dựng, tích cực l
Phát triển tính cách mình theo sự xác định mục tiêu
Làm sạch những định kiến, ảo tưởng mỹ miều
Sẽ nhận ra phi lý, sai lầm
khi cho bản ngã và chân ngã tách biệt! (2)
Chỉ là quá trình….
khám phá bản chất chân thật ẩn tàng ưu việt
Và mục đích duy nhất “tự hoàn thiện chính mình”
Xin đơn cử vài danh ngôn tiêu biểu góc nhìn (3)
Bản thân ta liên quan đến những điều kỳ diệu
Bản ngã và chân ngã là một, do trí tuệ toả chiếu
Dần dần sẽ nhận thức được khi đã vượt qua
Những mặt nạ và vai trò mà bản ngã tạo ra
Để phù hợp với mong đợi xã hội,
và trong mọi quan hệ giao tiếp !
Nếu đã tu tập nên lưu ý thêm về duyên & nghiệp!
Hạnh phúc không đến từ thế giới bên ngoài
Chính trong suy nghĩ, quyết định hướng đi tương lai
Giá trị ẩn tàng sau mỗi hiện tượng rất đa dạng (4)
Hãy tự vấn mình tìm ra đáp án
khiến bản thân cảm thấy thỏa mãn!
Huỳnh Phương – Huệ Hương
(1)**Sự Tương Tức**: Sự tương tức giữa bản ngã và chân ngã trong Phật giáo có thể được hiểu là quá trình chuyển từ sự nhận diện sai lầm về cái tôi hư ảo (bản ngã) sang sự nhận thức đúng đắn về bản chất chân thật và vô ngã (chân ngã). Quá trình này đòi hỏi tu tập và giác ngộ.
(2) “Chúng ta ở đây là để thức tỉnh khỏi ảo tưởng về sự tách biệt.”TS Thích Nhất Hạnh.
(3)-Bạn là người duy nhất có thể thay đổi cuộc đời mình.” – Carol Burnet
**Abraham Maslow**: “Bản thân cao nhất của chúng ta là sự thật mà chúng ta phải tìm ra, không phải cái tôi mà xã hội đã áp đặt lên chúng ta.”
– **D.T. Suzuki**: “Thiền không phải là sự thành đạt hay sự tích lũy, mà là sự khám phá bản chất chân thật của chúng ta.”
(4) Trong Kinh Kiên Cố, bài kinh thứ 24 của Trường Bộ kinh Đức Phật nhấn mạnh “Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên giấu kín. Nếu có sai lầm, nên bày tỏ.”