Đổi mới tư duy trên nền tảng đạo đức

Chất lượng tư duy quyết định chất lượng cuộc sống!
Khả năng suy nghĩ sâu sắc
quan trọng hơn cả sự chăm chỉ cần cù
Hãy trút bỏ lớp vỏ cũ, đổi mới thật chỉnh chu
Thế giới đang chuyển thay từng phút,
muốn thấu rõ cục diện phải nhìn rõ bản chất của sự vật!

Khi trí tuệ đủ sâu, sẽ tự nhiên hình thành
và tuân thủ những nguyên tắc đạo đức!
Chỉ có Thiền định, làm dịu tâm trí, có được bình an
Cho phép khám phá vô tận những câu hỏi về bản thân
Hình thành lối tư duy lâu dài và nhất quán.
Tập trung có mục đích rõ ràng, sẽ chính xác phán đoán!

Đừng mong cầu luôn mãi trong vùng an toàn,
Là đang tự kéo tụt về phía sau khó chuẩn bị hành trang
Phải không ngừng hoàn thiện bản thân
mới không lo về việc bị thời đại đào thải!
Tạo một tâm lý kiên cường, không sợ thử thách,
đến từ học hỏi nơi thất bại !

Với động lực của sự phát triển
là chiếc phao giúp vượt qua bão dông.
Mà vùng nhận thức mới sẽ khởi đầu mọi thành công
Vì đạo đức bắt nguồn từ các giá trị văn hóa và truyền thống
Do chính lực lượng tinh hoa của xã hội ….thật sự quan trọng
Người trưởng thành biết thế nào “ôn cố tri tân”
Hiểu rõ ý nghĩa trong từng lời nói của vĩ nhân (1)
Và bạn ơi, đổi mới tư duy sẽ tạo ra kết nối sâu sắc ! (2)
“Nhân tố phượng hoàng” cần được đặc biệt khơi dậy,
trân trọng, và phát huy tới mức cao nhất. ( 3)

Huỳnh Phương- Huệ Hương

(1)-. **Stephen Hawking**:” Intelligence is the ability to adapt to change.”-trí tuệ không chỉ nằm ở việc biết nhiều, mà còn ở khả năng thích ứng và tìm ra giải pháp trong những tình huống mới. Ý Hawking nhấn mạnh sự linh hoạt và khả năng thích nghi trong tư duy.
-Nhà văn Pháp Montaigne đã nói:” Tất cả chúng ta đều giàu có hơn chúng ta nghĩ. Nhưng tất cả chúng ta đều quên mất sức mạnh bên trong mình và đi tìm ở nơi khác. Và sức mạnh làm cho chúng ta trở nên giàu có chính là khả năng cơ bản của chúng ta
-Đại văn hào Pháp Honoré de Balzac đã nói: “Mọi thứ trên thế giới không bao giờ là tuyệt đối và kết quả là khác nhau tùy thuộc vào mỗi người”.Khó khăn là bàn đạp của thiên tài, là vốn liếng của người tài và là vực thẳm của kẻ yếu.

(2) Chánh niệm là hiện diện hoàn toàn và chú ý đến những người bạn đang tương tác.
Khi bạn chủ động lắng nghe những gì ai đó nói và thể hiện sự quan tâm thực sự, điều đó sẽ tạo ra một kết nối sâu sắc.

(3) Truyền thuyết kể rằng, khi chim phượng hoàng biết mình sắp chết, nó tự làm cho mình một cái tổ bằng những nhánh cây có hương thơm và tự thiêu trong đó bằng chính nguồn nhiệt của bản thân. Nó tự thiêu và tự tắt đi cũng giống như mặt trời, đi vào bóng đêm rồi lại sinh ra từ đám tro tàn. Từ đó, nó trở thành biểu tượng cho sự phục sinh, bất tử.
Với khả năng tái sinh này mà Phượng Hoàng là biểu tượng của cả sự sống và cái chết.
– Đầu tượng trưng cho đức hạnh
– Đôi cánh tượng trưng cho tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ
– Chiếc lưng tượng trưng cho cách đối nhân xử thế khéo léo
– Bộ ngực là lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn
– Phần bụng biểu thị sự đáng tin cậy.

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.