LỜI GIỚI THIỆU
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại.
Dầu được viết trong nhiều thời điểm khác nhau cho nhiều đối tượng độc giả, tác giả chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựng niềm tin bằng lý trí, giới thiệu đạo Phật từ góc độ ứng dụng trong đời sống, so sánh những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thống và tín ngưỡng khác.
Phát xuất từ nhận thức đạo Phật không thể bị đồng hóa với những tôn giáo nhất thần và đa thần, tác giả giới thiệu các vấn đề Phật học căn bản dưới hình thức vấn đáp. Từ những câu hỏi liên hệ đến bản chất của đạo Phật, các học thuyết nền tảng của Phật giáo như tứ diệu đế, thiện và ác, nhân quả, nghiệp báo… cho đến các câu hỏi về sự tu học… đều được tác giả giới thiệu khái quát trong tác phẩm này.
Tác giả phê phán hủ tục đốt vàng mã, vừa mê tín dị đoan, vừa lãng phí và ô nhiễm, vốn có nguồn gốc từ tín ngưỡng Trung Quốc, không nên tiếp tục tồn tại trong đạo Phật.
Do sợ hãi và cường điệu hóa vai trò của phong thủy, nhiều người đã bị lệ thuộc vào các hình thức bói toán và tử vi. Không chỉ tự rước về nỗi lo, người mê tín còn tốn kém nhiều tiền bạc một cách vô ích trong việc dâng sao giải hạn, cầu Thượng đế và thần linh gia hộ. Nhờ tiếp cận chánh tín, người tu học Phật giải phóng khỏi ách nô lệ về Thượng đế và thần linh.
Tụng kinh trong Phật giáo là phương pháp giúp cho tâm an và tăng trưởng trí tuệ nhờ hiểu thấu đáo lời Phật dạy. Hộ niệm cho người bệnh, cúng kiến và cầu siêu cho người quá cố là sự thể hiện quan tâm của thân quyến, nhằm giúp cho người bệnh được bình an, người quá vãng được siêu thoát.
Phân tích nhân quả qua tục ngữ, nhắc nhở những điều không nên làm trong dịp đầu xuân, phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm thầy tu, thầy chùa, thầy cúng, đánh giá về hôn nhân đồng tính… được tác giả giới thiệu từ cái nhìn Phật giáo, vừa mang tính khai phóng, vừa mang tinh thần định hướng chân chính cho người đọc trong việc xây dựng đời sống bình an.
Tác giả khéo phân tích sự khác nhau về quan điểm giải thoát trong Phật giáo và Bà-la-môn giáo, nhằm khẳng định Phật giáo không phải là tôn giáo tích hợp tín ngưỡng Bà-la-môn giáo. Chân lý được Phật khám phá có khả năng soi sáng nhận thức, huấn luyện đạo đức và chuyển hóa nỗi khổ niềm đau. Phối hợp thiền trong thể dục, kể chuyện tái sinh thời hiện đại nhằm giáo dục đạo đức, giới thiệu mô hình sống hạnh phúc hiện tiền… được tác giả khái quát thiệu rất cô đọng, gợi mở, nhằm hướng đến lối sống lành mạnh và thanh cao theo tinh thần Phật dạy.
Các bài viết trong tác phẩm này được phổ biến trên trang nhà “thư viện hoa sen” do chính tác giả thiết kế và chủ biên, nay được xuất bản trong tuyển tập này nhằm giúp người đọc có cái nhìn bao quát về những điều Phật giảng dạy, vốn rất khác và vượt lên trên các phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các tôn giáo nhất thần và đa thần.
Giá trị của tác phẩm ngoài việc giới thiệu một đạo Phật chánh tín, còn góp phần định hướng lối sống đạo đức, thiền định và trí tuệ của đạo Phật. Vì tính dẫn nhập bao quát về đạo Phật, tác phẩm này được xem là tuyển tập về các thông tin nhập môn về Phật giáo.
Vì những thông tin bổ ích của tác phẩm, tôi trân trọng giới thiệu tác phẩm này đến quý độc giả và mong rằng người đọc không còn ngộ nhận và đồng hóa đạo Phật với những tín ngưỡng và tôn giáo khác.
Giác Ngộ, ngày 3-7-2014
TT. Thích Nhật Từ
Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
_________________________
INTRODUCTION
“Live the Buddhist Teachings” by layperson Tam Dieu is a book that explores twelve Buddhist topics that are relevant to the lives of laypeople. This collection of articles has three main purposes: (i) Eliminating superstitions and corrupt practices; (ii) introducing fundamental Buddhism, aiding readers in comprehending the practical significance of Buddhism; (iii) rectifying misunderstandings about the concepts of monasticism, liberation, the therapeutic benefits of meditation, and the essence of experiencing happiness in the present.
Although the book was written at various times for different readers, the author’s main focus is on introducing the essence of Buddhism, fostering faith through logical reasoning, and presenting Buddhism as a practical philosophy for life. The author also compares Buddhism to other traditions and beliefs, highlighting its unique qualities and superiority.
Starting from the realization that Buddhism cannot be assimilated with monotheistic or polytheistic religions, the author introduces fundamental Buddhist concepts through a series of questions and answers. From inquiries regarding the essence of Buddhism to the core principles of the religion, such as the four noble truths, concepts of morality, causality, and karma, the author provides a comprehensive overview in this work.
The author criticizes the custom of burning votive paper, which is superstitious, wasteful, and polluting. This custom originates from Chinese beliefs and should not continue to exist in Buddhism.
Due to fear and the exaggerated belief in the role of feng shui, many people have become overly reliant on fortune-telling and horoscopes. Not only do superstitious people bring on their own worries, but they also unnecessarily spend a significant amount of money on offerings to stars in hopes of warding off bad luck, as well as praying to non-existent deities such as the Creator God and other gods for blessings. By embracing true faith, Buddhist practitioners free themselves from the bondage of belief in a non-existent Creator God and gods.
Chanting sutras in Buddhism is a method to help calm the mind and increase wisdom by gaining a deep understanding of Buddha’s teachings. Caring for the sick, worshiping, and praying for the deceased are expressions of concern from relatives to ensure the well-being of the sick and bring peace to the deceased.
The author analyzed the law of cause and effect using proverbs, provided reminders of what not to do at the beginning of spring, explained the distinctions between the concepts of monastics, pagoda priests, and shamans, and evaluated the topic of same-sex marriage. Introduced by the author from a Buddhist perspective, this book is both liberating and offers a true guiding spirit for readers in their journey toward building a peaceful life.
The author skillfully analyzed the differences in views of liberation between Buddhism and Brahmanism to confirm that Buddhism does not incorporate Brahmanical beliefs. The truth discovered by Buddha has the ability to enlighten awareness, cultivate morality, and alleviate suffering and pain. Combining meditation with physical education, sharing modern reincarnation stories to promote moral education, and introducing contemporary models of happiness are succinctly and suggestively summarized by the author. The aim is to encourage a healthy lifestyle and embody the noble spirit of Buddha’s teachings.
The articles in this collection were originally featured on the home page “Thư Viện Hoa Sen,” which was designed and edited by the author himself. They are now being published in this collection to provide readers with a comprehensive understanding of Buddhist teachings, which differ greatly from and surpass the customs, practices, and beliefs of monotheistic and polytheistic religions.
The value of the work, in addition to introducing authentic Buddhism, also contributes to guiding the ethical, meditative, and intellectual aspects of the Buddhist lifestyle. Because of its comprehensive introduction to Buddhism, this work is considered a collection of introductory information on Buddhism.
Because of the valuable information presented in this work, I respectfully introduce it to readers. My hope is that readers will no longer confuse or conflate Buddhism with other beliefs and religions.
Written at Giac Ngo Pagoda on July 3, 2014
Venerable Thích Nhật Từ
Standing Vice Rector of Vietnam Buddhist University, HCM city
_________________________
LỜI TỰA
Trong một bài giảng về chánh tín và mê tín trong đạo Phật, Hòa thượng, Thiền sư Thích Thanh Từ, một bậc cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại đã nói:
“Mê tín và chánh tín là hai con đường tối sáng khác nhau. Nếu đi bên tối là không thấy bên sáng, nếu đi bên sáng thì không kẹt trong tối. Đạo Phật chủ trương chánh tín, không bao giờ chấp nhận mê tín. Do vì người truyền đạo không thông lý đạo, nên ghép những tập tục thế gian vào trong đạo, khiến người ta hiểu lầm đạo Phật mê tín.”
Bản chất của đạo Phật là trí tuệ, là giác ngộ, làm sao dung nạp được mê tín. Nếu người ta thấy trong chùa chiền hiện nay còn những hiện tượng mê tín, vội phê bình đạo Phật mê tín. Đây là những oan tình của đạo Phật. Tất cả những kinh Phật không có nói những việc mê tín ấy, chẳng qua một số người vì tùy tục, vì thiếu hiểu Phật pháp vẽ bày ấy thôi.
Người học Phật chân chánh phải gan dạ loại bỏ những tập tục sai lầm ấy, phải can đảm dứt khoát đập tan mọi tệ đoan làm suy giảm giá trị Phật pháp.
Có khi dẹp bỏ những điều đó, có thể thiệt thòi chút ít quyền lợi của mình. Song chúng ta cương quyết vì chánh pháp, chớ không vì lợi dưỡng, vì đưa người ra khỏi đường mê, không vì sợ mất mát bản đạo. Được thế, chúng ta mới xứng đáng là người lãnh đạo tín đồ, mới không hổ thẹn là hàng Tăng bảo”.(1)
Để tránh tình trạng đạo Phật dạy một đàng, mà Phật tử làm một nẻo, khiến Phật giáo từng có những thời kỳ bị coi là một tôn giáo mê tín, không gì hơn là người học Phật hãy tìm hiểu và nghiên cứu những giáo lý của nó trên cơ sở chánh tín, hãy suy xét thấu đáo để hiểu rõ hơn về đạo Phật, mới hiểu được thế nào là chánh tín theo đúng tinh thần nhà Phật.
Trong quyển sách nhỏ này chúng tôi giới thiệu những nét căn bản và cốt tủy của giáo lý nhà Phật qua dạng hỏi đáp, sau đó là một số bài nói lên tình trạng mê tín dị đoan đang hiện diện trong đời sống xã hội hiện nay để quý độc giả suy xét và cuối cùng là một vài bài ứng dụng Thiền trong đời sống hàng ngày.
Với hoài bão Phật giáo không còn bị coi là một tôn giáo mê tín, ước mong “người học Phật chân chánh phải gan dạ loại bỏ những tập tục sai lầm, phải can đảm dứt khoát đập tan mọi tệ đoan làm suy giảm giá trị Phật pháp” như lời khuyên nhủ của Hòa thượng Thích Thanh Từ nói ở trên.
Tâm Diệu
_________________________
PREFACE
In a lecture on right faith and superstition in Buddhism, Zen Master Thich Thanh Tu, a prominent monk of modern Vietnamese Buddhism, shared the following insights:
“Superstition and true belief are two distinct paths, one filled with darkness and the other with light. If you choose to embrace the dark side, you will be unable to experience the light side; conversely, if you choose to embrace the light, you will not be trapped in darkness. Buddhism advocates the right faith and rejects superstition. Because some people who preach Buddhism do not understand its principles, they often mix worldly practices with the religion, leading to a misunderstanding that Buddhism is a form of superstition.
The essence of Buddhism is wisdom and enlightenment, and it does not tolerate superstition. If people see that there are still superstitious phenomena in some temples today, they may quickly criticize Buddhism as being superstitious. These are unfair criticisms of Buddhism. All Buddhist scriptures do not discuss these superstitious beliefs. It’s just that some people, because they are caught up in the materialistic world and lack understanding of Buddhism, tend to engage in superstitious rituals.
People who genuinely study Buddhism must bravely eliminate these incorrect practices and have the courage to decisively eradicate all evils that diminish the value of Buddhism.
Sometimes, by eliminating those things, you may lose some of your advantages. But we are determined for the sake of Dharma, not for profit, to bring people out of delusion, and not out of fear of losing followers. Only then will we be worthy of being leaders of believers and not be ashamed to be part of the Sangha Jewel.”
To prevent the discrepancy between Buddhist teachings and the actions of Buddhists, which can sometimes lead to the perception that Buddhism is a superstitious religion, it is advisable for Buddhist students to diligently learn and study the teachings with a sincere belief, carefully contemplate to gain a deeper understanding of Buddhism, and then grasp the true essence of the right faith in Buddhism.
In this concise book, we present the fundamental and indispensable principles of Buddhist teachings in a question-and-answer format. Additionally, we provide a series of articles that explore the prevalent superstitions in contemporary society, encouraging readers to reflect on them. Lastly, we offer practical examples of how meditation can be applied in everyday life.
With the ambition of dispelling the notion that Buddhism is a superstitious religion, it is hoped that “people who genuinely study Buddhism must bravely eliminate these incorrect practices and have the courage to decisively eradicate all evils that diminish the value of Buddhism,” as advised by Venerable Thich Thanh Tu.
Down Load PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG – SONG NGỮ – FINAL
Tâm DiệuTác giả: Tâm Diệu – Chuyển ngữ sang Anh văn: Nguyên Giác
Nhà xuất bản: Ananda Việt Foundation – theo thuvienhoasen.org