Tự học & Sáng Tạo trong thời đại AI – Ứng dụng vào thực tế cuộc sống

Bài viết xin kính dành cho những người cùng tần số và đồng cảm được những thao thức về niềm tin, bổn phận và trách nhiệm của một người Phật Tử trước một xã hội đầy thách thức của một thời đại AI đang thống lĩnh khi mà có những người vẫn tự xem mình là một Phật tử, không đọc kinh điển, giáo lý, nhưng có thể ngay lập tức nhận được câu trả lời cho tất cả các câu hỏi về tín ngưỡng  của mình bằng lời bình luận  đại diện tôn giáo hữu ích này của AI trên điện thoại của họ.

Cũng xin kính thưa bài viết đã sưu tầm nhiều nguồn tài liệu từ các trang mạng trên internet và ngay cả các cuộc tham vấn trực tiếp với ChatGPT trên Copilot và Gemini, đặc biệt có trích đoạn vài câu bàn luận về  trí tuệ nhân tạo trong https// smartz.com.vn/blogs/news/nên nếu có sự trùng lập nào kính xin được thông cảm và niệm tình tha thứ.

Trở về 7 diều kiện cần phải có cho bất kỳ người Phật tử tại gia và xuất gia (còn gọi là 7 nguyên tắc để đạt được thiện pháp) mà Kinh Thiện Pháp’ trong “Kinh Trung A hàm” trình bày như sau:“Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Nếu có Tỳ-kheo thành tựu bảy pháp tất được hoan hỷ an lạc trong pháp Hiền thánh, thẳng tiến đến lậu tận. Bảy pháp đó là gì ? Đó là biết pháp, biết nghĩa, biết thời, biết tiết độ, biết mình, biết chúng hội và biết sự hơn kém của người”

Như vậy bổn phận và trách nhiệm của chúng ta hiện nay cần phải tự học và khám phá thêm những điều lợi ích và rủi ro trong hệ thống thông minh nhân tạo này đã  mang đến trong những năm gần đây  hầu ứng dụng thực tế vào dời sống tâm linh của mỗi cá nhân nếu không thì một trình  độ nhận thức sẽ  hạn hẹp kèm theo suy nghĩ càng đơn nhất, càng thiếu đi năng lực phán đoán, và tất nhiên, cũng sẽ trở nên cố chấp hơn.

Tự học được định nghĩa cách đơn giản như là khái niệm dùng để chỉ cho phương pháp làm chủ quá trình tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm từ môi trường bên ngoài mà không cần bất kỳ sự hướng dẫn nào của người chung quanh.  Trong quá trình tự học, chúng ta sẽ hoàn toàn chủ động tìm hiểu , nghiên cứu và trau dồi khối lượng kiến thức cần thiết để phục vụ cho mục đích phát triển tri thức cá nhân. Ngoài ra không gian và thời gian tiếp thu những kiến thức này hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự giác của chính bản thân chúng ta.

Theo các chuyên gia giáo dục và khoa học của Tổ chức UNESCO, kỹ năng tự học và giá trị biểu hiện của việc tự học là những thước đo của tâm lý sáng tạo và sản phẩm sáng tạo.

Bước vào thế kỷ 21, kỹ năng đó sẽ tồn tại như một trong những kỹ năng sống mà con người không thể thiếu, đồng thời giá trị đó giúp cho mỗi cá nhân tự khẳng định chính mình trong xu thế nhảy vọt của thời đại thông tin.

AI xuất hiện phải chăng là cơ hội  cho các phong trào tri thức mở cửa thế giới, giải phóng tiềm năng sáng tạo vô hạn của nhân loại.là cơ hội nghìn năm một thuở cho các nhân tài tương lai vươn ra thế giới: học hỏi, lao động, sáng tạo. Đó cũng là phương tiện rất cụ thể để các cá nhân phát huy quyền tự do thể hiện, một trong những quyền cơ bản nhất của con người.

Việc hiểu rõ và làm chủ công nghệ AI sẽ trở thành một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong thời đại mới. AI đang biến đổi mọi lĩnh vực từ y tế, giáo dục,tôn giáo đến nghệ thuật. Khả năng nắm bắt các khái niệm cơ bản về AI và tự động hóa sẽ giúp bạn không chỉ thích nghi mà còn vượt lên trong công việc và cuộc sống. Hãy học hỏi và cùng nhau truyền bá kiến thức về cách con người có thể hợp tác và phát triển cùng với trí tuệ nhân tạo.

Từ trước thế kỷ 21 một  nhà giáo dục đã từng nhấn mạnh “Tự học là khởi nguồn của phong cách tự đào tạo, đồng thời là cái nôi nuôi dưỡng trí sáng tạo. Ai giỏi tự học khi đang ở trường, người đó sẽ tiến xa”.và trong giới khoa học kỹ thuật ngày càng nhận thấy giữa trí sáng tạo và việc tự học có một mối liên hệ nhân quả.

Tạp chí Science et Vie (Pháp) đã viết :”Ai tự học mạnh nhất, người đó tích lũy được một tiềm năng sáng tạo dồi dào nhất. Ngược lại, ai có nhu cầu sáng tạo nhiều hơn, người ấy càng thôi thúc ý chí tự học cao hơn”. 

Gần đây, tạp chí Korean Times cũng đưa ra một khái niệm về chân dung của người trí thức mới. Đó là “ người biết dùng thái độ tự học và kỹ năng tự học để thường xuyên tiếp cận với cái mới, để học hỏi cái mới, từ đó làm nên cái mới của chính mình, mang tính sáng tạo ngày càng cao”.

Trong bài phát biểu khi nhận giải Nobel 2024, ông Geoffrey Hinton cảnh báo: “Những tiến bộ trong AI có thể dẫn đến việc tạo ra các hệ thống thông minh hơn con người, đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về khả năng kiểm soát mà chúng có thể đạt được trong tương lai”. 

Lời cảnh báo của ông về “rủi ro hiện hữu” đã gây tiếng vang trong cộng đồng khoa học và công nghệ, khơi dậy các cuộc thảo luận về các giới hạn đạo đức và an toàn cần thiết khi công nghệ này tiếp tục phát triển.

Vào thời điểm hiện tại, có lẽ chúng ta chỉ nên xem ChatGPT như một tài nguyên tham khảo với mục đích học tập hoặc tìm kiếm thông tin, chứ không nên xem đây là một nguồn tin tuyệt đối để đưa ra các quyết định quan trọng.

Lý do là vì, bản chất ChatGPT không phải là một cơ sở dữ liệu tri thức và không có khả năng suy diễn. Đơn thuần ChatGPT chỉ đoán từ tiếp theo dựa trên số lượng các liên kết giữa các từ đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu được đem đi huấn luyện cho nó mà thôi (CMC University, 2023).Trong khi giá trị biểu hiện của việc tự học phản chiếu từ các sản phẩm của trí não.

Nhà khoa học nổi danh cuối thế kỷ 20 – Stephen Hawking – đã nói: “Có gương soi mặt chứ không có gương soi tâm hồn và trí não”.

Vậy ra chúng ta cần phải thay thế chiếc gương soi bằng sự phản chiếu của các sản phẩm lao động, chúng ta “đi ra” từ bàn tay nhưng gốc gác chủ yếu là từ trái tim và khối óc.Trí thông minh và óc sáng tạo của mỗi người được thể hiện chủ yếu bằng hành động, thay vì chỉ dừng lại ở ý tưởng: được thể hiện chủ yếu bằng sự đáp ứng những thử thách trong quá trình vận dụng kiến thức, thay vì chỉ quanh quẩn ở việc vun bồi kiến thức.

Bởi vậy, các chuyên gia UNESCO đã có lý khi khẳng định :”Người hiểu biết ít mà vận dụng nhiều (có hiệu quả) biểu hiện một trí tuệ hơn hẳn một người biết nhiều mà vận dụng ít” . Đó là một trong những “quy luật thành tài”, là nguyên nhân ra đời của những bậc tài danh sáng chói như Thomas Edison trước đây  hoặc như Bill Gates hiện nay (đều là những người chưa học hết bậc đại học).

Đó cũng là một cơ sở để xác quyết học rộng không bằng tài cao (nếu chỉ được một trong hai thứ) thái độ tìm tòi trong khoa học và kỹ thuật tạo nên sự khai phá nhận thức khi tiếp cận thông tin, giúp chủ thể nhận thức tự thể hiện và làm nên những cá tính sắc sảo khi vận dụng kiến thức.

Tố chất thông minh này càng được phát tiết khi chủ thể sáng tạo tích luỹ được một kỹ năng ứng biến.

Tài ứng biến là một hình thức đơn giản nhất, nhưng là một khởi đầu quan trọng nhất của năng lực sáng tạo.Mỗi con người phải phấn đấu trở thành nhà tư tưởng của chính mình” .mà lẽ phải của lý trí chính là khoa học. Và nếu kỹ năng ứng biến đó được tôi rèn thì lâu dần nó biến thành một tiềm năng, biết “tự động hoá” khi phản ứng hay xử lý một cách nhẹ nhàng, mau lẹ và hiệu quả.

Để chuẩn bị cho sự rèn luyện được như thế, ngay từ đầu phải có một tâm thế đợi chờ thử thách như một ý thức thường trực sẵn sàng ứng biến, bất kỳ hoàn cảnh nào, kể cả lúc bình yên, thuận lợi.

Nhà doanh nghiệp Bill Gates đã từng nói với những trợ lý kỹ thuật dưới quyền (đa số là các tiến sĩ công nghệ tin học) rằng: “Chúng ta phải sẵn sàng ứng biến để không bị lạc lối khi đương đầu với mọi tình thế. Nếu chủ quan, ngay cả khi thuận buồm xuôi gió, ta cũng có thể mất phương hướng và không phản ứng kịp trước những sự cố bất ngờ. Lúc bình yên là lúc mà sự cố đang tiềm ẩn, khó phát hiện sớm dễ khiến ta chủ quan không kịp ứng biến hoặc ứng biến sai lầm“.

Như vậy có lẽ trong thời đại này dường như chẳng có tình huống khó khăn nào mà chúng ta không thể xoay trở được. Chúng ta cần  sẵn sàng đương đầy với thử thách, biến khó khăn thành thuận lợi, biến nghịch cảnh thành niềm vui của sự vươn tới.

Gần đây khi đọc tác phẩm  của nhà tâm lý học Mỹ – Tiến sĩ Paul Stoltz (dạy ở đại học Minesota), người viết chợt nghĩ đến trạng thái và thái độ của người Phật tử trong giai đoạn khó khăn nhất khi AI đã lên ngôi,

Nhà tâm lý học Paul Stoltz đã giúp ta khẳng định lại một quan điểm rất nhân văn, đó là: “chính thái độ sống của mỗi người góp phần chủ yếu vào sự quyết định số phận của người đó, chứ không phải là trí thông minh”.

Được biết vào năm 1997, ông cho ra đời một cuốn sách nổi tiếng mang tên “Biến khó khăn thành thuận lợi”, và tác phẩm này của ông đã được liệt vào danh sách 30 cuốn sách hay nhất nước Mỹ.

Cái lõi của cuốn sách ấy là chỉ số AQ (Attitude Quotient) do ông đề ra – chỉ số về thái độ sống, còn gọi là chỉ số về khả năng đảo ngược tình thế, xoay chuyển tình hình một cách tích cực và sáng tạo.

Như vậy sau IQ (Intelligence Quotient) đến EQ (Emotion Quotient) của các tác giả khác, bây giờ là đến chỉ số AQ. Đương nhiên, người đã có một thái độ sống tích cực càng có điểm tựa để kích thích cảm xúc tích cực và cũng kích thích trí tuệ phát triển.

Về phương diện này thiết nghĩ các nhà lãnh đạo tôn giáo cần nghiên cứu và áp dụng trong việc hoằng pháp của mình vì thật ra việc tu tập chỉ là thấu hiểu ý nghĩa thực sự mục đich của cuộc sống mà chúng ta đang sống mà thôi.nhưng với sự ra đời nhiều phần mềm như ChatGPT đã có thể nghe, hiểu, sáng tạo nội dung và xử lý các tác vụ không kém gì con người thì nay lại có thêm một chỉ số khác nữa đó là chỉ số LQ.

Có thể nói  giữa một thế giới mà AI đang ngày một chiếm lĩnh, đây chính là điều khiến con người luôn nắm giữ thế mạnh trong công việc, không thể bị máy móc thay thế.

LQ (love quotient) – chỉ số của tình yêu thương, lòng trắc ẩn và khả năng đặt mình vào góc nhìn của người khác. Đây là những điều mà AI hay máy móc không bao giờ có.

Love quotient là khái niệm dùng để đánh giá khả năng yêu thương, đồng cảm, lòng trắc ẩn và các mối quan hệ lành mạnh của một người. Chỉ số này là tổng hòa các đánh giá của trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence), kỹ năng giao tiếp và khả năng thiết lập các mối quan hệ ý nghĩa với người khác.

Theo tác giả, nhà cố vấn kinh doanh người Mỹ Chris Wise, chỉ số  LQ thể hiện qua những hành động đơn giản như quan tâm, lắng nghe, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, tôn trọng và biết ơn. Khác với những thước đo khoa học như IQ (chỉ số thông minh) hay EQ (chỉ số cảm xúc), LQ là thước đo về tâm hồn, về trái tim.

Do đó, chỉ số LQ không dựa trên trình độ học vấn hay năng lực chuyên môn mà phụ thuộc vào tấm lòng và sự chân thành của một người.

Đây là điều quan trọng trong bối cảnh mạng xã hội phát triển, và chúng ta có xu hướng giao tiếp qua mạng nhiều hơn, dẫn đến tình trạng “gần mặt” nhưng vẫn “cách lòng”.

LQ giúp ta nhận ra nhu cầu thừa nhận cảm xúc của mình cũng như của người khác.

Thật ra cùng là chỉ số liên quan đến cảm xúc con người, song điểm khác biệt lớn nhất giữa LQ và EQ nằm ở mức độ trải nghiệm. Nếu như EQ giúp ta nhận biết được cảm xúc đang diễn ra, cũng như cách cảm xúc ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của chúng ta. Trong khi đó, LQ phản ánh khả năng ta thể hiện tình yêu với chính mình và những người khác.

Nói một cách ngắn gọn, EQ giúp ta hiểu về cảm xúc, nhưng LQ mới giúp ta hiểu nó từ góc độ tinh thần và áp dụng hiệu quả trong cuộc sống.LQ có thể được phát triển và cải thiện qua thời gian và trải nghiệm cuộc sống.

Cũng ở ví dụ trên, nếu người này trải qua một biến cố lớn, họ có thể đồng cảm hơn với nỗi đau của người khác. Điều này giúp họ trân trọng người thân, bạn bè hoặc coi trọng việc thể hiện tình cảm hơn so với trước đây.Tuy nhiên không có nghĩa chúng ta phải yêu thương người khác một cách vô điều kiện. Quan trọng là ta biết yêu thương một cách hợp lý, tùy theo mức độ quan trọng và tác động của mỗi người đến cuộc sống của chúng ta.

Theo Chris Wise, LQ có thể được phát triển theo 2 cách:

Một là mở rộng hiểu biết về tình yêu và bản chất của nó,

Hai là học cách yêu thương chính mình và những người xung quanh.

Trong đó việc học cách yêu bản thân là gốc rễ. Bởi nếu không thể yêu thương chính mình, ta cũng không thể trao đi tình yêu thương hay lòng trắc ẩn với người khác.

Chính vì vậy mà HT.Thích Nhất Hạnh từng dạy, “lối ra tùy thuộc đường vào nội tâm”. Chỉ khi thừa nhận cảm xúc đang diễn ra, ta mới có thể đối diện với chúng, từ đó tìm ra cách vượt qua hoặc nhờ sự trợ giúp từ người khác.

Tóm lại Trí tuệ nhân tạo có thể được phân thành ba loại hệ thống khác nhau:

1- Trí tuệ nhân tạo phân tích, lấy cảm hứng từ con người và nhân tạo. AI phân tích chỉ có các đặc điểm phù hợp với trí tuệ nhận thức; tạo ra một đại diện nhận thức về thế giới và sử dụng học tập dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ để thông báo các quyết định trong tương lai.

2- AI lấy cảm hứng từ con người có các yếu tố từ trí tuệ nhận thức và cảm xúc;  hiểu cảm xúc của con người, ngoài các yếu tố nhận thức và xem xét chúng trong việc ra quyết định.

3- AI nhân cách hóa cho thấy các đặc điểm của tất cả các loại năng lực (nghĩa là trí tuệ nhận thức, cảm xúc và xã hội), có khả năng tự ý thức và tự nhận thức được trong các tương tác.

Để đến được  con đường tu tập để có sự bình an, thảnh thơi và hạnh phúc, thiết nghĩ chúng ta hãy  áp dụng vào thực tế cuộc sống qua mọi vấn đề nếu được hỗ trợ từ AI, vì Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí thông minh của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính.

Có bốn quan điểm về AI như sau:

– Suy nghĩ như người

– Hành động như người

– Suy nghĩ có lý trí

– Hành động có lý trí.

Do vậy để áp dụng những biểu đạt vào thực tế , thiết nghĩ mỗi người chúng ta cần theo thứ tự thang bậc sau đây để sáng tạo một hướng đi mới trong thời đại mới . Đó là :

1)- Ghi chép mọi nguồn thông tin chọn lọc sau khi truy cập mọi nguồn thông tin từ Google và AI

2)- Từ việc ghi chép xong , chúng ta có thể xử lý bằng cách đối chiếu, phân tích, tổng hợp, cấu trúc lại các thông tin

3)- Phối kiểm lại thông tin lần hai bằng sự tự kiểm chứng qua các thực tế và thực nghiệm khoa học

4)- Nhận thức vấn đề bằng cách hoàn thiện những thông tin ấy và thêm vào những sáng kiến

5)- Tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách tự đề ra phương án, giải pháp

6)- Hiện thực hoá giải pháp bằng ngôn ngữ ( thuyết giảng, bài viết)

Trở lại vấn đề “Trí tuệ nhân tạo đang biến những điều không tưởng thành hiện thực”hơn thế nữa trí tuệ nhân tạo đang đi vào cuộc sống của mỗi quốc gia, mỗi con người, chúng ta hãy tự hỏi rằng,” nếu một ngày nào đó chúng ta sẽ có một AI như thế có quyền công dân và hoàn toàn bình đẳng như chúng ta, nhưng sẽ thông minh hơn chúng ta nhiều lần, hiểu biết gấp hàng ngàn lần chúng ta, tính toán xử lý nhanh gấp hàng triệu lần chúng ta, không bao giờ có sai sót, không bao giờ biết mệt mỏi, không bao giờ đau ốm hay bệnh tật, không bao giờ đòi hỏi nghỉ ngơi, đòi hỏi người khác quan tâm hay giúp đỡ. Và đặc biệt là AI đó vẫn luôn tự học hỏi và nâng cấp không ngừng”thì “Sự phát triển toàn diện của trí tuệ nhân tạo có thể hủy diệt nhân loại”, Hawking  đã nói với hãng tin với BBC News năm 2014 và trong một cuộc phỏng vấn 2017 với tạp chí WIRED, Hawking cho biết “AI sẽ đạt tới mức độ hình thành loại hình sống mới vượt trội hơn con người”.

“Tôi lo sợ A.I có thể thay thế toàn bộ con người. Nếu người này tạo ra virus máy tính thì người khác có thể tạo ra A.I tự nhân bản và phát triển theo thời gian. Đây sẽ là sự sống mới ưu việt hơn con người”.

Còn “Jack Ma thì phát biểu như sau“ Tôi cho rằng AI sẽ mở ra một chương mới cho thế giới này, khi mọi người hiểu bản thân mình hơn thế giới bên ngoài“, chủ tịch Alibaba chia sẻ. “Tôi là người khá lạc quan. Và tôi cho rằng trí tuệ nhân tạo không phải là một mối đe dọa. Tôi cho rằng trí tuệ nhân tạo không phải thứ gì kinh khủng. Con người đủ thông minh để học về nó”.

Do đó: Điều quan trọng là chúng ta cần phải làm chủ công nghệ, chứ không để công nghệ làm chủ chúng ta, cũng theo chuyên gia thì AI không thể cướp đi công việc nếu chúng ta không ngừng học hỏi và làm chủ nó..

Hãy nhớ rằng, con người có một điều mà AI chưa bao giờ có…. ở thời điểm hiện tại, đó là tình yêu, sự sáng tạo và ý thức. Điều này không chỉ giúp chúng ta sống sót mà còn cho phép chúng ta phát triển và thịnh vượng. Vì vậy, trong bối cảnh AI và công nghệ phát triển nhanh chóng, hãy không ngừng tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc, phát triển kỹ năng và nuôi dưỡng tâm hồn – ba yếu tố quan trọng để không chỉ sống sót mà phát triển trong kỷ nguyên mới.

Giới hạn của AI nằm ở cảm xúc và biểu cảm của con người.

Giới hạn về biểu cảm, cảm xúc của con người là điều AI không thể làm được. Dù phát triển đến đâu, máy móc không thể thay thế con người, bởi vì con người có biểu cảm.do vậy khi  cần nắm bắt công nghệ và sử dụng nó, nhưng không phụ thuộc vào nó, không nên vì thế mà lười suy nghĩ. Phải tranh thủ phát triển nhiều biểu cảm trong giao tiếp để không bị thay thế.

Và kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp chính là một điểm khiến chúng ta khác biệt so với phần mềm trí tuệ nhân tạo.

Khi bạn đặt ra một câu hỏi với hàng ngàn người, bạn sẽ có thể thu về được hàng ngàn câu trả lời khác nhau. AI cũng có khả năng làm điều tương tự khi nó có thể tổng hợp trí tuệ của con người và đưa ra câu trả lời ngay lập tức.Nhưng sự giao tiếp của bạn với hàng nghìn người đó, mỗi một người sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm về tình cảm khác nhau mà AI không thể có.

Riêng về tôn giáo và đạo Phật, hãy nhìn lại từ nửa năm nay, có thể thấy “AI”  có thể hiểu ngôn ngữ tự nhiên và có khả năng trả lời các câu hỏi Phật pháp. các ứng dụng AI khác bao gồm chatbot, chương trình máy tính được sử dụng trực tuyến tư vấn hỗ trợ trả lời các câu hỏi Phật pháp và các vấn đề của cuộc sống.

Như vậy nói theo cách đơn giản đơn giản, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được trí thông minh như con người như biết suy nghĩ biết lập luận giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi… Trí tuệ nhân tạo có khả năng trợ giúp hoặc thay thế con người trong một lĩnh vực nào đó. Đặt biệt là trong lĩnh vực hoằng pháp Phật giáo.

Theo đà phát triển của công nghệ, ứng dụng “AI” có thể một phần nào hỗ trợ đóng vai trò hoằng pháp bằng trí thông minh nhân tạo của một người hoằng pháp.Có lẽ với việc sử dụng trí thông minh nhân tạo” (Artificial intelligence  – viết tắt là AI) như là giải pháp các vấn đề khó khăn và hoằng pháp sẽ thuận lợi hơn nhiều trong việc vận dụng giáo lý của đức Phật để hướng dẫn người Phật tử hiểu đúng Phật pháp, tránh những việc làm mê tín, sai lầm, giúp người Phật tử tại gia hướng đi đúng.

AI có thể tự động hóa việc chấm điểm trong các trường Phật học, giúp các giảng viên có thêm thời gian. AI có thể đánh giá năng lực và quản lý sinh viên.

Gia sư AI có thể cung cấp hỗ trợ cho sinh viên, đảm bảo họ hoàn thành đúng theo giáo trình từ trước, thậm chí  AI có thể thay thế một số giảng viên.

Ngày nay, với công nghệ kỹ thuật hiện đại con người có thể dễ dàng ngồi một chỗ để tra cứu và tìm hiểu kinh điển, học lời Phật dạy cũng như tìm kiếm  các thông tin có liên quan đến Phật pháp.

Chỉ cần vào Google là có thể tìm thấy nhiều điều để học hỏi do đó công việc Hoằng pháp mà xưa nay được xem như là “đa phương hóa, đa dạng hóa”; thì ngày nay người hoằng pháp cần phải vận dụng một cách trí tuệ những phương tiện hiện đại cho việc truyền bá Chánh pháp.

Ngoài ra, về những phương diện khác AI có thể hỗ trợ các hoạt động tiện ích khác như:

1- Khoa học và nghiên cứu

Phân tích dữ liệu khoa học: AI giúp phân tích dữ liệu lớn từ các thí nghiệm và nghiên cứu khoa học để tìm ra mô hình, xu hướng và thông tin quan trọng.

Dự đoán và mô phỏng: AI được sử dụng để dự đoán các kết quả trong các lĩnh vực như thời tiết, tác động của biến đổi khí hậu, và địa chất học.

Nghiên cứu dược phẩm: AI hỗ trợ trong tìm kiếm và phát triển các loại thuốc mới, từ khám phá chất hoạt chất đến thử nghiệm trên con người.

Y tế Công nghệ AI làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt ngành y tế. Có thể nói, y tế là lĩnh vực thiết thực nhất mà chúng ta quan tâm. Những ứng dụng của AI trong y học mang lại cho con người những giá trị đáng kinh ngạc. AI được sử dụng như một trợ lí chăm sóc sức khỏe cá nhân, chúng được sử dụng cho nghiên cứu và phân tích. Chúng có thể được sử dụng để lên lịch hẹn khám tại các cơ sở y tế, và điều quan trọng nhất chính là việc bệnh nhân được hỗ trợ 24/7.

Bệnh nhân có thể dùng các app trên điện thoại chụp hình và điền các thông tin gửi lên một hệ thống trí tuệ nhân tạo và gần như tức thì kết quả chuẩn bệnh cũng như cách điều trị có thể được trả về.

Chẩn đoán bệnh: Hệ thống AI có khả năng chẩn đoán các bệnh dựa trên hình ảnh y khoa như chụp X-quang, MRI, hay CT scan.

Điều phối điều trị: AI có thể phân tích dữ liệu bệnh lý của bệnh nhân và đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Chăm sóc sức khỏe thông minh: Các ứng dụng AI trong thiết bị đeo thông minh và ứng dụng di động giúp theo dõi sức khỏe, đánh giá mức độ hoạt động, và đề xuất các biện pháp cải thiện sức khỏe cá nhân.

2- Giáo dục

Học tập cá nhân hóa: AI có thể phân tích kiểu học tập và sở thích của học sinh để đề xuất các nội dung giảng dạy phù hợp.

Cải thiện đánh giá và phân loại: AI có thể tự động chấm bài kiểm tra và phân loại học sinh dựa trên thành tích học tập.

Hỗ trợ giảng dạy: Robot giáo viên và trợ lý giảng dạy thông minh được phát triển nhằm hỗ trợ giáo viên trong việc quản lý lớp học và cung cấp kiến thức.

3– Sản xuất công nghiệp

Tự động hóa: Các hệ thống AI được tích hợp vào dây chuyền sản xuất giúp tăng hiệu suất, giảm sai sót và tiết kiệm chi phí nhờ khả năng làm việc liên tục và không cần nghỉ ngơi.

Quản lý tồn kho và dự báo nhu cầu: AI giúp dự báo nhu cầu của sản phẩm và quản lý tồn kho một cách chính xác, tránh tình trạng thiếu hàng hoặc thừa hàng trong quá trình sản xuất.

Dù vậy bên  cạnh nỗi hân hoan là niềm lo ngại. bởi lẽ, với những tính năng từ bộ chuyển đổi tự tạo dữ liệu được huấn luyện trước, Chat GPT có thể khiến nhiều người phải thất nghiệp, trong đó có những người đang hành nghề viết lách.

Khi vào chatbot, người dùng có thể đưa ra yêu cầu dài đến 25 ngàn từ, và sẽ nhận được phản hồi trong thời gian ngắn nhất. Nghĩa là ai cũng có quyền chỉ thị cho Chat GPT viết dùm mình bài diễn văn, bài luận, thậm chí một thể loại na ná như tác phẩm báo chí hoặc tác phẩm văn chương. Đó là những công việc bị thay thế chỉ có thể là những công việc đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều chất xám, còn những công việc đòi hỏi sự sáng tạo liên tục, rất khó để AI có thể thay thế (nhất là những bài thơ đường, thất ngôn bát cú).

Lời kết:

AI kỳ diệu bởi nó có thể tổng hợp tất cả trí tuệ của nhân loại, sự ra đời của các loại máy móc cũng chính là để tạo ra một bản sao bất kỳ từ một bộ phận của chúng ta và thế giới xung quanh với sức mạnh vượt trội hơn, sở hữu suy nghĩ nhanh và giải quyết hàng tỷ phép tính trong 1 giây để phản ứng.

AI có thể thay thế con người nhưng không thay thế hoàn toàn, AI thông minh nhưng nó không có sự sáng tạo, nó chỉ là xử lý dữ liệu cực nhanh trong kho tàng dữ liệu mà con người đổ vào hệ thống.

Vì thế, dù phát triển đến đâu, AI cũng không thể nào vượt qua được con người bởi nó khó có thể phân tích những tình huống xã hội phức tạp.

Đối mặt với sự không chắc chắn, chúng ta không cần phải đứng trên mép vực của tuyệt vọng, mà hãy xem đó là bước đệm để vươn lên cao hơn. Đó là lựa chọn của chúng ta, và điều quan trọng nhất là làm sao giữ được tính thiện trong con người mình,và hãy để việc gì đến sẽ đến chăng?

Thiết nghĩ sự phát triển của công nghệ không nên làm mất đi thói quen tự học và tư duy sâu sắc, mà ngược lại, có thể giúp chúng ta tiếp cận thông tin nhanh hơn để dành nhiều thời gian hơn cho việc hiểu sâu và phản ánh. Những cuốn sách hay và các tác phẩm nghệ thuật mới ra đời vẫn là kho tàng kiến thức và trí tuệ vô tận. Đọc sách không chỉ là để học hỏi, mà còn để rèn luyện khả năng tư duy độc lập, phát triển trí tưởng tượng và nuôi dưỡng cảm xúc. AI chỉ có thể hỗ trợ chúng ta trong quá trình tìm kiếm và gợi ý, nhưng chính Aiddax  khuyến khích chúng ta  tiếp tục duy trì thói quen đọc sách, suy ngẫm và tự mình khám phá thế giới tri thức, bởi sự kết hợp giữa công nghệ và tự học sẽ giúp chúng ta phát triển toàn diện hơn. Vậy nên chúng ta hãy xem AI  như một công cụ hỗ trợ, còn chính chúng ta mới là người dẫn dắt hành trình tri thức của mình!

Một lần nữa chúng ta cần khẳng định và nhắc nhở thầm rằng: “Trong thời đại công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình tự học và sáng tạo, chứ không phải là mối đe dọa làm suy giảm khả năng tư duy của con người.”

Một người tri thức biết cách tận dụng AI để tiếp cận thông tin nhanh chóng và hiệu quả hơn, giúp họ tiết kiệm thời gian cho những công việc đòi hỏi sự phản biện, phân tích sâu sắc và sáng tạo cá nhân. AI có thể giúp tổng hợp dữ liệu, gợi ý các ý tưởng mới, nhưng việc hiểu biết, phát triển kiến thức và đưa ra quyết định cuối cùng luôn thuộc về con người.

Tự học đòi hỏi sự chủ động và kiên trì, và AI chỉ là công cụ giúp cá nhân đạt đến những mức độ hiểu biết cao hơn. Với sự hỗ trợ này, con người có thể mở rộng tầm nhìn, khám phá những lĩnh vực mới và thậm chí phát triển những ý tưởng sáng tạo mà trước đây họ không nghĩ tới.

Tuy nhiên, việc duy trì tư duy độc lập, kỹ năng phân tích và lòng đam mê học hỏi là điều không thể thay thế. AI không phải là đích đến, mà chỉ là phương tiện giúp chúng ta đạt được mục tiêu học tập và sáng tạo. Hãy sử dụng AI như một bạn đồng hành, nhưng đừng quên rằng chính sự nỗ lực và sáng tạo của bản thân mới là yếu tố quyết định sự phát triển trí tuệ và thành công.

Cuối cùng kính gửi tặng các bạn những câu danh ngôn để khích lệ mỗi người chúng ta thêm sức mạnh để luôn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình trong một thế giới ngày càng phức tạp.

1-**”Chìa khóa của giáo dục không phải là dạy dỗ mà là tự học.”** – Robert Frost {Sự tự học là nền tảng vững chắc cho giáo dục thực sự, nơi mỗi người chủ động khám phá và tìm hiểu}.

2-**”Tự học không chỉ là một con đường, mà là con đường duy nhất dẫn đến sự tiến bộ thật sự.”** – Isaac Asimov {Việc tự học là cách duy nhất để phát triển trí tuệ và đạt được sự tiến bộ cá nhân}

  1. **”Kiến thức không phải thứ được trao tặng, mà phải tự mình chinh phục.”** – Khuyết danh {Bạn phải chủ động tìm kiếm và tiếp thu tri thức thông qua sự nỗ lực và kiên trì của bản thân.}
  2. **”Người không bao giờ đọc sách, không khác gì một người mù chữ.”** – Mark Twain { Đọc và tự học là cách để làm phong phú cuộc sống, và nếu không làm điều đó, ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trưởng thành}

5. “Học từ thầy, nhưng đừng làm học trò mãi mãi.”** – Khuyết danh { Tự học là bước tiếp theo sau khi tiếp thu từ người khác, là cách để tự mình khai phá tri thức và đi xa hơn}.

Kính hy vọng những điều chia sẻ và sưu tầm sẽ truyền được cảm hứng về việc tự học và sáng tạo trong mọi lĩnh vực khi sử dụng AI trong thời đại văn minh hiện nay

Dù thời đại nào
tích luỹ  kiến thức qua học tập,  kinh nghiệm
là công việc phải làm liên tục và mãi mãi.!
Con đường học hỏi là hành trình cả đời

Không dựa dẫm vào người khác, để chờ thời
Nếu biết kết hợp khả năng tự học,
và sự hỗ trợ công nghệ
Sẽ là nền tảng của sự tiến bộ tinh tế

Dù thời đại nào
Mỗi cá nhân trong xã hội luôn sống  chênh vênh
Giữa hai nguồn lực của hai bờ bên
Bờ vực thứ nhất là
nội tâm bị tổn thương nên dễ trốn tránh

Bờ vực thứ hai
giữa sân khấu cuộc đời, sợ hãi canh cánh
Trên con đường phát trên tư duy
Nhờ AI hỗ trợ,
giúp khám phá kiến thức từng mỗi bước đi
Chỉ khi hoạt động đa môi trường,
càng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm!

Kính trân trọng

Phật Tử Huệ Hương – Úc Châu 24/10/2024

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.