Thành kính tưởng niệm ngày Đức Phật Thành Đạo (mùng tám tháng 12 âm lịch)

Kính lạy bậc kỳ vĩ xuất hiện,
từ ngàn năm trong thế giới (1)
Gây âm vang chấn động,
mở ra một kỷ nguyên
Mang ánh sáng đi vào đời,
với phương pháp tịnh Thiền
Giúp người người tìm về Chánh Pháp mầu nhiệm

Tứ Diệu Đế, Vô Ngã tướng
mãi uyên nguyên toàn thiện
Chắp tay sen búp, nhất dạ chí thành
Cảm nhận trí tuệ,
giác ngộ siêu xuất Đấng cha lành
Nguyện hứa càng tu học sẽ ngày càng thăng tiến!

Hầu đạt tiêu chỉ duy nhất bằng nhiều phương tiện
Đó là:
“Trải lòng thương bình đẳng vô ngã từ bi (2)
Hướng về Ngày Kỷ niệm, 7 ý nghĩa luôn tư duy (3)
Qua ngôn ngữ siêu tuyệt ,
đã được truyền đi ngàn năm trước (4)

Dưới bệ thờ toàn tâm mong thực hiện được :
Làm sao xiểng dương
giá trị tuệ giác thành tựu của Ngài !
Bằng cách bảo tồn
trách nhiệm người Phật tử hiện tại và ngày mai
Vững niềm tịnh tín bất động
đến bậc vĩ nhân siêu tuyệt !
Đó là thành tựu to lớn đầy minh triết !

Úc Châu, ngày mùng tám tháng hai năm Giáp Thìn (6/1/2025 )
Phật tử Huệ Hương

(1) Ngày Đức Phật thành đạo vào năm 589 TCN
(2) “Trải lòng thương bình đẳng vô ngã từ bi còn gọi là vô duyên đại từ
(3) ———BẢY Ý NGHĨA PHẬT THÀNH ĐẠO
1. Ý nghĩa thứ nhất của Thành đạo nói lên rằng con đường đi đến giải thoát là Trung đạo
2. Ý nghĩa thứ hai là, bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này.
3. Ý nghĩa thứ ba, nội dung của Thành đạo là đoạn trừ vô minh, ái, thủ (đoạn diệt Mười hai nhân duyên), hay đoạn trừ Mười kiết sử
4. Ý nghĩa thứ tư, có sự kiện Thành đạo có nghĩa là vô minh, ái, thủ… không thực có, hay không có tự ngã. Tự ngã chỉ là sản phẩm của vô minh, không thuộc thực tại.
5. Ý nghĩa thứ năm, đức Phật thành đạo có nghĩa là các pháp được nhìn dưới cái nhìn vô chấp thủ, được thấy thoát ly các tướng hay Vô ngã tướng
6. Ý nghĩa thứ sáu, Thành đạo là trở về Thật pháp, trở về “Vô sinh”, “Tịch diệt”, đi ra mọi nghĩa đối đãi của thường, đoạn, khứ, lai, hữu, vô, sinh và diệt
7. Ý nghĩa thứ bảy, sự kiện Thành đạo của Thế Tôn mở ra cho nhân loại một con đường thoát khổ, một niềm tin thoát khổ.
———-(4) “không có sự khác biệt giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn” và trong kinh Kalama “các người Kâlâma, các người đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn là thầy mình.
Nhưng này các người Kâlâma, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này là thiện, các pháp này không đáng chê, các pháp này được người trí ca ngợi, các pháp này nếu được thực hiện, chấp nhận thì dẫn đến hạnh phúc an vui, thời các người Kâlâma, các người hãy đạt đến và an trú. Ðiều đã được nói như thế là do nhân duyên như

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.