Có Niệm Phật Không ?

Em có Niệm Phật không ?”Em phải trả lời chị chứ ? Nhưng phải hiểu câu hỏi thì mới trả lời được. Vậy câu hỏi của chị có nghĩa như thế nào ? Mà không hiểu câu hỏi thì người hỏi gà mà kẻ trả lời vịt., trật lất hết trơn làm sao …..?

Nếu bây giờ em hỏi lại chị Phật là gì và niệm là thế nào ? Như vậy lại rơi vào tình trạng khó khăn cho chị quá phải vậy không.? Như giả dụ có người hỏi chị Phật là ai ? Và Niệm là gì ? Niệm Phật là niệm như thế nào ? Vậy thì chị sẽ trả lời ra sao đây ?

Thôi thì để em nói luôn cho khỏe cái óc suy lừờng làm nhọc cho chị. Nhưng cái nói để suy lường thì cũng chẳng phải là Giác (Phật) . Bởi phải giác tỉnh bằng cái tâm lượng của mình thì mới hiểu được giác là gì. Còn đức Phật Thích Ca ra đời ở Ấn cách nay 2600 năm chính là đức Phật lịch sử. Mình có niệm tên của Phật thì cũng là niệm danh hiệu Phật bằng danh từ của ý niệm, chứ không trúng được Pháp thân của Phật. Mổi một cái tên thì có một ý nghĩa của từ ngữ. Mình niệm tên mà không hiểu ý nghĩa của từ ngữ thì cũng như mình tập trung ý thức vào một danh từ xuông có nghĩa mơ hồ chung chung vậy thôi. Cũng như có nhiều người không hiểu lịch sử của Phật Thích Ca mà nói về ngài, giống như các vị Linh Mục Tây thời thực dân xâm chiếm Việt Nam, thì Phật không còn là Phật nửa. Ngừoi ta nói bậy bạ không trúng lịch sử và hành trang của đạo Phật, thì càng nói càng xa với sự thật. Do vậy chẳng còn ý nghĩa gì với định nghĩa và ý niệm không đúng sự thật. Không còn cái ý nghĩa chứ không phải không có Phật Thích Ca. Bởi người ta không biết và hiểu sai do cái thấy không đúng của họ chứ không phải do thấy bậy mà không có Phật. Mình có hiểu hay không hiểu, có niệm hay không niệm thì Phật vẫn là Phật đã thành. Mấy ông cha do thực dân Tây đưa sang VN nói lăng nhăng về đức Phật Thích Ca thì đều bị lịch sử trôi đi xóa mờ. Mình nhắc lại chuyện này để nói rằng cái biết và không biết của mình về Phật thì là chuyện của thế gian vọng tưởng không có cái liên quan gì đến cái giác tánh đích thực của một sinh thể. Phật chính là Giác Tánh của chúng sanh. Niệm chính là cái đang nhớ nghĩ của chúng sanh. Cái Giác và cái nhớ nghĩ là hình với bóng. Tuy một mà Hai , tuy Hai mà Một. Không liên hệ gì đến cái ý niêm vọng tửởng của người khác, vì niệm là niệm của mình, giác tánh chính là giác tánh của mình, chứ không do định nghĩa bằng ý niệm của người khác mà mình bị đánh mất hay được ban cho.

Vì vậy phương pháp niệm Phật thì có nhiều phương pháp. Mình niệm theo lối trì danh thì dễ nhất. Trì danh thì cứ niệm thầm trong đầu hay niệm ra tiếng cáí tên hiệu của một vị Phật. Hoặc là một vị bồ tát mà mình thấy trong Kinh Phật, hoặc là do chính mình chế tác ra theo cái ý nghĩa pháp tánh , mà mình hiểu. Mình phải hiểu cái pháp danh của vị Phật hay bồ tát đó, có ý nghĩa như thế nào để tin tưởng và hình dung được cái đức tướng của pháp mà cái danh hiệu tượng trưng cho pháp. Bởi vậy người tu đại thừa khi tưởng tới pháp gì thì thường xướng danh vị Bồ tát hay Phật để biểu hiện cho Phật pháp ứng dụng và biểu hiện. Như vậy niệm thì phải tỉnh thức chứ không phải mê ngủ hay chiêm bao. Phật là cái Pháp mà mình đang niệm tưởng. Niêm Phật thì niệm tửong đến cái đức của Phật mà mình đang niệm. Niệm cái đức của Phật thì các vọng niệm khác phải lắng xuống hoăc tạm lánh mặt khi niệm Phật khởi lên. Đã là người quy y tam bảo thì ai ai cũng đều có niệm Phật và niệm danh hiệu của Phật. Nhưng mỗi người mỗi nghiệp, nên cái phương pháp cũng khác nhau. Căn cơ cũng khác nhau, nên cách niệm cũng khác nhau. Nhưng hầu hết thì niệm bằng vọng tưởng, nên không thấy được cái nhiệm mầu của cái giác tỉnh soi sáng cho tâm thức mê vọng của mình. Niệm Phật một niệm thì chưa dứt niêm đã niệm theo trần duyên. Có người đóng cửa thất để niệm Phật mà cũng không thoát được trần duyên. Trần duyên càng phủi thì càng dính. Bởi không phủi được trần duyên, nên cứ niệm bằng vọng tưởng rất là mỏi nhọc khó khăn mà vẫn không niệm được bằng giác tánh thanh tịnh. Vậy niệm là gì và Phật là gì, phải biết thì mới biết là mình có niệm Phật hay không ? Cái đạo Phật là phải giác biết chứ không phải u mê ù ù cạc cạc , ai nói gì cũng gật đầu dơ tay nhất trí và nhất trí như những con khỉ bị nhốt trong chuồng của vật chất vô minh. Ai theo đạo Phật mà không niệm Phật thì là ma trong đạo chứ có phải là phật tử đâu ? Tuy nhiên nếu mình niệm Phật cầu VẢNG SANH cưc lạc Tây Phương, mà khi bỏ cái xác này mà không về thì xấu hổ quá. Niệm danh đức Phật nào thì sanh về nước của Phật đó. Nhưng cái chánh là niệm có tỉnh giác hay không ? Và có thấy Phật có hiểu Phật hay không ? Hay chỉ để cái vọng tưởng vẻ ra vọng cảnh, rồi tự dối mình là đã tu hành được đạo rồi thì đáng thương quá!!! Người tu khi chứng được cái này cái nọ rồi cho là đắc đạo trở thành thiên ma phá pháp cũng không hay. Do đó phải nương nơi kinh giáo mà soi rọi lại mình để biết cái niệm của mình là chánh hay tà, là Phật hay vọng tưởng.

Chị hỏi em có niệm Phật hay không là hỏi còn có vọng niệm hay không, và có thấy Phật hay chưa phải không ? Nếu hỏi như vậy thì em xin thưa rằng : vọng niệm vẫn trừ không đựơc vì vọng niêm vẫn thường sanh. Phật vẫn chưa thấy vì chưa thấy được tự tánh của chúng sanh.

Nhưng nếu chị hỏi rằng có trì niệm danh hiệu của Phật hay không ? Thì xin thưa rằng chưa dám quên danh hiệu của Phật, Hỏi rằng có vào các khóa lể tụng niệm danh hiệu Phật hay không , thì xin thưa rằng đã không còn duyên được gần tăng thân để cùng vào khóa lể, mà niệm công phu các khóa lể một mình thì đã bỏ cái duyên sự này nhiều năm rồi. Nhưng Niệm Phật mà mất hẳn thì đã đi vào ngoại đạo. Bây giờ chỉ tạm trả lời với chị như vậy thôi. Em cũng không dám gạn hỏi lại chị về cái pháp niệm Phật của chị, nhưng tin rằng chị cũng là vị thường tinh tấn bồ tát, nên khỏi phải nhọc lòng lo lắng cho chị không biết tu .

Bây giờ lại trả lời cho câu hỏi về lấy máu viết kinh. Quả thật thì em không thấy có kinh nào dạy chúng sanh phải cầu đạo như vậy cả. Ở Kinh Pháp Hoa thì có Dược Vương bồ tát thiêu thân và thiêu hai cánh tay để cúng dường Phật Pháp. Nhưng đây là các vị đã đắc đạo chứng quả, nên thiêu xong thì có thân trang nghiêm, và đốt tay thì lại có đôi tay thần thông diệu dụng khác ngay tức khắc. Chứ không phải như mình đốt xong là thành tàn phế luôn. Mà tàn phế lại hối tiếc và đau khổ chứ đâu có hoan hỷ gì đâu mà đốt. Có nhiều vị đốt một ngón tay để cầu đạo và phát nguyện. Nhưng sau khi đốt xong thì cũng chẳng được gì, nên ra đời lấy vợ và sống đời bình thường. Cái việc viết kinh bằng máu thì không phải vì ngày xưa không có mực nên phải làm như vậy. Chẳng qua vì người có nguyện xả thân cầu
đạo, nên làm những việc quên thân khó làm như nhất bộ nhất bái , hoặc chặt đốt hay hủy hoại một phần thân thể để bày tỏ cái chí khí xả thân cầu đạo. Lấy máu viết` kinh đều là những việc chứng tỏ cho cái nguyện quên thân mà vì đạo. Những hành xử thái quá bất cập này không phải là gương tốt nên theo, măc dù mình không hủy báng cái thái độ xả bỏ thân thể này. Nhưng chưa chứng đạo mà làm như người chứng đạo thì rất thiệt hại cho hành giả, mà cũng làm cho đại chúng hoang mang và sợ hải. Nếu có tâm thiết tha xả bỏ ngã chấp thì cũng không nguy hiểm, nhưng nếu có cái chấp ngã chấp pháp mà hành xử như vậy thì thật là tai hại cho hành giả. Chẳng có gì đáng hoan nghênh cho cái xả thân cầu đạo như vậy. Xả thân mà không nêu được cho đại chúng hiểu được đạo thì thật là thất bại to lớn cho hành giả, vì người ta cho đạo của mình là quá khích và bạo động. Vì bạc đãi thân thể là một hình thức bạo động, phản lại tinh thần bất bạo động của Phật. Người đắc đạo tự thiêu là thuyết pháp, người tự thiêu là người hy sinh để tranh đấu thì có thể là người chưa chứng đạo, nhưng vì bảo vệ đạo mà hy sanh thì cũng không hối tiếc. Còn những hình thức lạy bái ngàn dặm bằng cách cầu bái như vậy, cũng là không phải cái nên hoan nghênh. Lấy máu viết kinh thì cũng không ai dám đọc bộ kinh đầy máu như vậy mà sanh tâm hoan hỷ đựợc. Phải theo thời đại chứ không thể theo tâm lượng của người xưa. Bởi mỗi thời chúng sanh mỗi khác. Xưa thì người ta kính ngưỡng, nhưng bây giờ thì sợ hải và cho là mất vệ sinh hay cuồng tín. Nên tùy hỷ và tùy thuận chúng sanh của thời đạ,i chứ không nên theo giáo điều của người xựa. Em không dám chỉ trích hay chê trách những hành vi bất thường này. Nhưng không thể tùy hỷ với các vị này được đâu. Bởi vì mình là phàm phu nên không thể có hành vi như vậy đựơc. Nhưng mình chẳng là cái gì nên không thể giúp ai bỏ đi cái ý tưởng xả thân cầu đạo này được đâu.

Thôi tam dừng ở đây vì bận việc nhà. Chỉ đủ thì giờ cho một lá thơ ngắn. Nếu có gì thiếu sót và không phải xin hoan hỷ chỉ dạy cho em.

Xin chào chị , sẽ nói chuyện lại sau. A Di Đà Phật.

Minh-Đức

http://www.tangthuphathoc.net/tacgia/minhduc/38-coniemphatko.htm

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.