Con Cái Và Cha Mẹ

Tỳ Kheo Jayasaro (thế danh: Shaun Chiverton) sinh năm 1958, tại Anh Quốc. Năm 1979, ông tham dự khóa thiền tích cực với Sư Sumedho.Tháng 9, năm đó ông đến Thiền viện Wat Pa Pong ởmiền Đông Bắc Thái Lan, nơi ông đã thọ giới xuất gia với vị Thiền sưtrưởng lão nổi tiếng, ngài Ajahn Chah và tu học theo Truyền Thống Forest Tradition, là một truyền thống thuộc Phật giáo Nguyên Thủy.

Nhân mùa Vu Lan, chúng tôi xin trích dịch một phần nhỏ trong quyển Daughters & Sons, của Sư Ajahn Jayasaro để tặng các bậc cha mẹ và con cái Việt Nam.

Tôi nghĩ hẳn là mẹ tôi đã phải chịu bao khó nhọc khi mang thai tôi. Lúcđầu bà bị hành buồn nôn mỗi sáng, thời gian sau thì đi đứng trở nên khó khăn. Mọi chuyển động đều đauđớn và không thuận lợi. Nhưng mẹtôi đã chấp nhận cái khổ này vì bà tin rằng có điều gì đó rấtđáng công, và điều gì đó chính là tôi.

Khi còn nhỏ, việc gì tôi cũng phải nhờđến cha mẹ, vậy mà không hiểu sao tôi coi chuyện đó là bình thường–phải đâu bổn phận của họ là phải cung cấp, cưu mang, còn tôi chỉ cóquyền nhận? Sau này, tôi có duyênđược tu tập theo Phật giáo để phát triển một nơi nương tựa thực sự ở bên trong, vì cha mẹ tôi đã tạo cho tôi một chỗ nương tựa bền vững, đáng tin cậy ở bên ngoài khi tôi còn trẻ. Họ đã thiết lập cho tôi một nền tảng vững bền để tôi có thểtoàn tâm toàn trí tu tập, chiến đấu với uế nhiễm.

Năm 20 tuổi, tôi đến Thái Lan để thọgiới xuất gia. Cha mẹ tôi không phảnđối vì họ muốn cho con trai có thể sống theo ý nó muốn và được hạnh phúc. Cha mẹ tôi đã chấp nhận việc này và buông bỏ tất cả mọi kỳ vọng họ đã đặt vào tôi. Năm ngoái, mẹ tôi đã thú nhận rằng ngày tôi ra đi là ngày buồn nhất trong đời của mẹ. Nghe vậy tôi rất xúc động. Điều gây ấn tượng ở tôi là mẹ đã rất chịu đựng và che giấu nỗi khổ đau này suốt hai mươi năm vì mẹ không muốn tôi phải bức rức vì chuyện này.

Sau khi đã trở thành một tu sĩ, đôi khi tôi không thể không tự trách mình. Khi còn sống bên cạnh mẹ cha, mỗi ngày tôi đều có cơ hội đểlàm điều gì đó, hầu đáp lại chút tình thương mà họ đã dành cho tôi, nhưng tôi hầu như chẳng làm gìcả. Giờ tôi ước muốn bày tỏ lòng biếtơn bằng trăm ngàn cách thì lại không thể vì tôi đã là tu sĩ và sống cách xa họ hàng ngàn dặm. Thậtđáng trách. Tôi chỉ còn có thể làm những gì mà các vị tu sĩ vẫn làm hơn hai ngàn năm nay, là rải tâm từđến cho họ mỗi ngày.

Ở Thái Lan chúng tôi thường nghĩ tưởngđến ‘boon khoon’ (công ơn) cha mẹ. Boon Khoon là niềm tin rằng mỗi khi ta nhận được sự giúp đỡ, lòng tử tếcủa ai đó –nhất là khi được ban tặng- là chúng ta đã mang một cáiơn. Thiện nhân là người biết trọng ơn nghĩa, và ơn nghĩa sâu dày nhất trong tất cả mọi ơn nghĩa là ơn nghĩađối với cha mẹ. Đức Phật đã dạy chúng ta phát triển lòng biết ơn sâu sắc đến với cha mẹ, và ý hướng đáp trảơn cha mẹ bằng những phương cách tốt nhất mà chúng ta có thể thực hiện.

Lúc nhỏ, tôi đã không được dạy dỗ về các giá trị này. Dĩ nhiên, trong nền văn hóa phương Tây cũng có tình thương yêu, gắn bó giữa cha mẹ và con cái, nhưng nói chung sự quan tâm, lòng biết ơn lẫn nhau thường ít được coi trọng. Trong khi các giá trị khác nhưlà tự do cá nhân, tính tự lập thì lại được chú trọng hơn. Tình cảm thâm sâu, gắn bó giữa cha mẹvà con cái có thể cũng được nhiều người cảm nhận, nhưng nó không được truyền thông rộng rải như một đạo lý chung trong xã hội như trong văn hóa Phật giáo, thí dụ như ở Thái Lan.

Việc chúng ta phải coi trọng công ơn cha mẹ có thể được tìm thấy trong giáo lý của Đức Phật về Chánh kiến trongđời sống thế tục, nền tảng giúp ta hiểu điều này điều nọ trong cuộc sống. Trong kinh điển Pali, Đức Phật dạy rằng ta phải tin rằng cha ta là thật, mẹ ta là thật. Có thể bạn sẽ bỡ ngỡ khi đọc điều này phải không? Tại sao Đức Phật phải dạy chúng ta một điều quá hiển nhiên? Cóai không biết rằng mình được sinh ra trong cõi đời này là vì cha mẹ mình thực sự có?

Chúng ta cần phải hiểu rằng những lời dạy đó chỉ là ẩn dụ thôi. ĐiềuĐức Phật muốn dạy là chúng ta cần phải biết rằng có một ý nghĩa đặc biệt trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, một ý nghĩa mà ta phải chấp nhận và tôn trọng. Mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái thật sâu sắc và huyền bí. Đức Phật dạy rằng không có nghiệp báo nào nặng hơn hành động giết cha hay mẹ. Trong từ ngữ Pali đó là anantariya kamma –nghiệp này nặng nề đến nỗi người gây nghiệp không thể nào tránh khỏi những hậu quả gớm ghê, dầu người đó có thật tâm hối hậnđến mức độ nào. Như thế khi Angulimala có thể trở thành một vị A-la-hán dầu đã giết 999 người, thì điều đósẽ không thể xảy ra nếu ông giết chỉ một người, mà người đó là cha hay mẹ ông.

Đức Phật không dạy về mối liên hệ thâm sâu này như là một phương tiện thiện xảo để quảng bá các giá trị trong đời sống gia đình. Nhưng đó là một chân lý vượt thời gian mà Ngài đã khám phá ra và sau đó truyền dạy lại vìlợi ích của chúng sanh. Giáo lý quan trọng đó dạy rằng mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái rất sâu dày và có thể đã diễn ra qua nhiều kiếp sống. Do đó, chúng ta phải chấp nhận, tôn trọng, và gìn giữ mối liên hệ đó.

Tóm lại, có thể nói rằng được sinh ra trong kiếp này là để chúng ta tiếp tục ‘bổn phận còn dang dở’ đối với mẹcha. Có khi công việc còn dang dởnày được thể hiện ra một cách không tốt đẹp, như khi đứa bé bị cha mẹbỏ rơi, hay bị cha mẹ bạo hành thân xác hay tâm hồn. Có những hoàn cảnh như thế, và dường nhưngày càng nhiều hơn. Nhưng nhữngđiều tệ hại mà cha mẹ có thể mang đến cho con cái như thế cũng không xóa bỏ được mối liên hệ thâm sâu này. Kiếp sống này chỉ như là một cảnh trong vở tuồng nhân sinh dài dẵng, chúng ta không biết điều gì đã xảy ra trong những kiếp quá khứ. Sống trong một xã hội nhân ái, dĩnhiên chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm phạm. Chúng ta phải tỏ rõ việc không thể chấp nhận những điều đó, và phải đối xử với các bậc cha mẹ phạm tội nàyđúng theo quy luật xã hội hiện hành. Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải bảo vệ tâm khỏi sự sân hận vàthất vọng bằng cách tự nhắc nhở rằng chúng ta chỉ thấy một phân cảnh ngắn của một vở trường kịch, mà phần lớn đều xa tầm mắt nhìn của ta. Quán chiếu dựa trên chân lý này giúp nạn nhân của những việc bạo hành, xâm phạm có thể tìm được phương cáchđể tha thứ cho những người có liên quan.

May thay, có rất ít các cha mẹ hoàn toàn nhẫn tâm với con cái. Phần đông, như các kinh điển đã nói, cha mẹ đều như các đấng Phạm Thiên đối với con cái, với tình thương yêu không lay chuyển, với tâm từ bi và niềm hoan hỷ. Trong một số kinh, Đức Phật đã dạy chúng ta làm thế nào để đáp trảtấm lòng trời biển của cha mẹ. . . .

Đức Phật thuyết rằng nếu có người muốn trả ơn cha mẹ bằng cách cõng cả hai lên vai, cả trăm năm, tận tụy phụng dưỡng họ, dầu họ có tiểu tiện trên vai; hoặc dâng tặng cho cha mẹ bao của cải, mang đến cho cha mẹ bao chức quyền, địa vị cao sang –dầu người con có thể làm tất cả những điều này cho cha mẹ, người đó vẫn chưa thể bù đắp cho những gì mà cha mẹ đãlàm cho họ.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ không có hoặc ít có lòng tin vào Phật pháp, thì người con có thể khơi dậy lòng tin đó nơi cha mẹ, hoặc nếu cha mẹ không biết tuân giữ giới hoặc trì giới không nghiêm mật mà người con có thể giúp cha mẹ chuyểnđổi, sống đạo đức: thí dụ người con có thể giúp cha mẹ keo kiệt tìm được niềm vui trong việc bố thí, giúp đỡ người khác hay giúp cha mẹ phát triển trí tuệ để chiến thắng tâm uế nhiễu, chấm dứt khổ đau, thì người conđó đã hoàn thành được những nhiệm vụ được coi là thực sự trả được côngơn mà người đó đã mang đối với cha mẹ. . . .

Cách hành xử của con cái đối với cha mẹthay đổi theo từng gia đình, vì điều đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố; thí dụ như số con cái trong gia đình, độ tuổi của con cái; con cái còn sống trong gia đình hay đã ra riêng, ở gần hay ở xa cha mẹ, vân vân.

Khi cha mẹ già yếu, người con có hiếu phải chăm sóc họ. Nếu thực sự điều này không khả thi (chứ không phải là viện lý do), thì họ phải thăm viếng cha mẹ thường xuyên, hay chí ít cũng phải gọi điện thoại hay viết thưthăm hỏi cha mẹ đều đặn, cũng như thông tin cho cha mẹ biết cuộc sống của mình thế nào. Biết rằng con cái vẫn tưởng nhớ, quan tâm đến mình là liều thuốc có thể mang đến cho cha mẹtâm bình an, liều thuốc này còn hiệu lực hơn cả các loại thuốc do bác sĩ kê toa. Chúng ta phải giúp đỡ cha mẹtrong tất cả khả năng của mình. Khi cha mẹ đau yếu, nếu ta có thể giúp tiền chữa bệnh thì quá tốt, nhưng nếu ta nghèo, không thể làm điều đó thì hãy mang đến cho cha mẹ những gì ta có –thí dụ như thời gian. Hãy ngồi bên họ, đọc cho họ nghe hay chăm sóc họ theo cách tốt nhất màchúng ta có thể làm (thí dụ tắm rửa, làm vệ sinh, đút ăn hay bóp tay bóp chân cho họ) –những việc làm này đối với cha mẹ đôi khi còn giá trịhơn tiền bạc hay bất cứ món quà vật chất nào mà ta dành tặng cho họ.

Ajahn Jayasaro – Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-168_4-18856_5-50_6-1_17-168_14-1_15-1/con-cai-va-cha-me.html

This entry was posted in Bài Giảng, Phật Giáo. Bookmark the permalink.