Niềm Tin Tam Bảo

Phật giáo đã ra đời và tồn tại đến nay trên 2500 năm lịch sử, được khám phá bởi con người Si – Dat – Tha sau quá trình tự thân nổ lực nội chiến quần ma, dẹp tan nguồn hôn ám cho ánh quang minh chiếu rọi khắp xó ngỏ mọi phương trời. Từ đó, con người vinh hiển ấy được nhận lảnh cái danh hiệu Phật – bậc đa ỵhoàn toàn giải thoát giác ngộ. Những lời dạy của Ngài gọi là Pháp. Những người học hỏi, thực hành sống như Ngài gọi là Tăng. Vậy là từ đây Phật giáo đã hình thành khá rõ nét qua thể chế ba ngôi: Phật – Pháp – Tăng.

Ơí giai kỳ này, tức Phật còn tại thế, với sự trực tiếp hoằng hóa của chính Đức Thế Tôn, Phật giáo hoàn toàn mang tính cách của con đường dẫn lối,như nguyên lý của vạn hữu, chưa có những ngõí rẻ, sự tô điểm hay họa trang được tạo bởi chư vị đệ tử Ngài lên đạo lộ ấy như sau khi Đức Phật nhập diệt

Nhưng từ giai đoạn sau này, tức thời chia rẽí bộ phái, song hành bên lớp áo tín ngường là khởi điểm của lớp son phấn, bề hình thức bắt đầu trình diễn, mà qua đó đã làm cho người ta ngộ nhận xem đạo Phật là một tôn giáo như những tôn giáo khác.

Tuy nhiên, như phần trước đã nói: Nếu quan niệm rằng, tôn giáo là một tổ chức được xây dựng trên ba quyết tố: Đức tin, Đấng Giáo chủ ( với mọi khả tính siêu việt ),và hệ thống triết lý, thì Phật giáo cũng có thể gọi là một tôn giáo. Song, vượt lên trên quan niệm ấy, là con đường tu tập dẫn đến quả vị Phật. Và trong lộ trình đó, tất thảy không có một bàn tay cứu rỗi, ban ơn, giáng phước nào xuất hiện như quá trình thực hiện của chính con người Si – Dat – Tha là một biểu mẫu và lời dạy của Ngài là một minh xác hùng hồn :

” Hãy tự thắp đuốc mà đi.
Hãy tự làm hải đảo
Hãy tự làm công việc của chính mình
Như Lai chỉ là bậc chỉ đường’’.

Như thế, một cách thức nào đó cho thấy, niềm tin ở đây ( tôn giáo của đạo Phật ) hoàn toàn là biểu hiệu của cái đặc tính người, ý thức sống với và vút ngàn lên trên là sự giải thoát giác ngộ, sự thể nhập pháp giới tính hay sự toàn đạt nièm tin vô ngã, bằng những bước đi trong tiến trình tự lực, tự hành, tự tri. Và tự giác để giác tha giác hạnh viên mãn.

Nếu ï hiểu Phật giáo đóng vai trò giới thiệu thì sự giới thiệu ấy được biểu hiện cụ thể qua con số 84000 pháp môn tu ( trong vô lượng pháp môn ). Mỗi pháp môn là một con đường dẫn đến chân lý. Mỗi con đường thì phù hợp cho một số hạng căn cơ khác nhau, và tu tập ’’TÍN’’ cũng là một trong những con đường, mà theo lời tuyên xác của Đức Thế Tôn được trong Tương Ưng Bộ KinhV, thì:

” Cho đếïn khi nào, này các Tỳ kheo, Ta chưa có tri kiến như thật về sự tập khởi, sự chấm dứt vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn, cho đến khi ấy , này các Tỳ kheo Ta chưa tuyên bố ta đã chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”.

Ơí đây, trên căn bản của nguyên lý Duyên khởi:

‘’ Do cái này sinh nên cái kia sinh.
Do cái này diệt nên cái kia diệt ’’

cho thấy: nếu tu tập thành tựu Tín căn, bốn căn kia cũng được tu tập thành tựu…Đó là điểm nhất quán trong giáo lý Đức Phật .

Thế nên, Tín trong Đạo Phật cần phải được khéo hiểu với tín trong tôn giáo của Đạo Phật . Vì rằng chữ Tín thường được đi ra từ tôn giáo, và khi nói đến tôn giáo, người ta thường cho đó là sự tín ngưỡng. Mà từ tín ngưỡng dẫn đến mê tín- cuồng tín- bạo tín- bạo động, thì không xa như lịch sử nhân loại đã trình diễn quá nhiều trên sân khấu trần gian này. Nhưng, nếu có ai nhỡí gọi là tín ngưỡng Đạo Phật , điều này cần được xác minh kỹ: Tín là niềm tin hướng nội. Có nghĩa sự tự tín có mặt năng lực siêu việt đang trú ngụ nơi tấm thân nhỏ bé này (tất nhiên sự tự tín ấy đã được kinh qua và cảm nhận trong những sát na của chuỗi sống).

Từ đó, Quy là trở về với tự nội, Ngưỡng là hướng đến cái khả tính siêu việt trong mỗi con người; nổ lự , tinh cần bằng những phương pháp nào đó, bào sạch tất cả tập nhiẻm để khả tính siêu việt hoàn toàn được hỉển bày.

Với tinh thần đó để ta đi vào tìm hiểu Tín với ý nghĩa Đạo Lộ.

I- Vậy thế nào là Chánh tín ?

Hiểu bình dị là tin đúng, tin chân chánh. Khác với nó là tin sai. Nhưng diễn thích như vậy thì chẳng giải thích được vấn đề, chỉ là sự định vị duy lý bị bỏ lửng. Ở đây có hai cách để hiểu:

Một , gọi là tin đúng tất hàm ẩn có khuôn giá trị để đong lường sự đúng – sai. Trên thực tế cho thấy làm sao có thể có một thứ khuôn mẫu nào được chấp nhận , bởi mọi hiện tượng tâm- vật đều thay đổi trong từng sát na của thời gian. Cho nên tin đúng ở đây là đúng với giá trị nhân bản trong tương giao, bảo giữí và phát huy những đức tính cao quý ấy.

Hai gọi là tin đúng tất nó đã được đem thí nghiệm và ứng dụng qua bộ máy vô ngã, rồi đến sự cảm nghiệm, thực nghiệm tâm linh. Chỉ trong trực nghiệm mới thoát ly tương đãi thời không, sinh diệt…mới như như, mới chánh. Thế, với Đạo Phật , chánh tín không còn mang nghiã tin đúng, mà là tin vô ngã vậy.

II- Thế nào là Chánh Tín Tam Bảo ?

TIN PHẬT

Lòng tin chân chánh đối với Tam Bảo gọi là Chánh Tín Tam Bảo. Đó là gì? Tin Phật , tin Pháp, tin Tăng.

Tin Phật có 3 :

1. Phật lịch sư í: là lịch sử của Phật , là Phật kinh điển. Theo kinh điển (1), Phật vốn là Bồ Tát Hộ Minh ở cung trời Đâu Suất tự nguyện trở lại với loài người vì một đại sự nhân duyên ‘’ Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật chi tri kiến‘’. Vì lẽí tự nguyện nên mọi chi tiết trong cuộc đời : dòng dõi, thân thế, điạ vị…đều mang tư ý nhằm minh chứng hay thức tỉnh chúng sang thoát khỏi sự cám dỗ của dục vọng; ‘’tuồng ảo hoá đang bày ra đấy’’. Vậy tin Phật lịch sử là tin có khả năng ngộ nhập tri kiến Phật.

2. Phật triết lý : Là Phật nói về hay Phật của kinh điển.

Phật hoằng hóa suốt 49 năm, dùng vô số phương tiện, nói vô số lời, chung quy được kết tập thành 12 bộ, gọi là Thập nhị bộ Kinh.

Trước , Phật chuyển lời Phật , nói lời Phật .

Sau, kinh chép lời Phật , rồi diễn lời Phật .

Yï Phật của Phật nói gì ? Là ” bản lai vô phước tướng Phật ‘’.

Lời Phật của Kinh nói gì ? Là ‘’Tri ngã truyền pháp như phiệt dụ dã’’.

Vậy tin Phật triết lý là thế nào ?

Là tin như con đường, như ngón tay chỉ mặt trăng.

Là tin: ‘’ Nhược nhân ngôn, Như Lai hữu sỡ thuyết pháp tức vi báng Phật ‘’.

3. Phật nguyên lý: Đó là gì ?

La:ì ‘’ Ly nhất thiết tướng thị danh chư Phật ‘’,

hay,’’Bản lai vô phước tướng Phật ‘’.

Bổn lai vô phước tướng là “bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm…vô vô minh diệc vô vô minh tận…”.

Ly nhất thiết tướng là thể nhập vô tướng nhất thiết tướng , là như như. ‘’ Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ ‘’. Không đến từ đâu, không đi về đâu.

Không đến từ đâu là bất sinh.

Không đi về đâu là bất diệt.

Không đêïn không đi là đương xứ thị, là hiện tiền, là Trung đạo. Cho nên nói,’’đạo cốt truyền tâm” là vậy (Dĩ tâm truyền tâm ).

Đạo mà có thể nói được thì không phải đạo (Đạo khả Đạo phi thường Đạo). Cũng vậy, nguyên lý mà ngôn ngữ có thể chuyên chở đâu còn là nguyên lý. Tin Phật nguyên lý đâu còn là Phật nguyên lý nữa, mà phải tin tức phi tin. Tin tức phi tin là thể nhập, là bắt kịp cái khoảnh khắc “đang là”ì, dung thông cả thiên đàng lẫn địa ngục, tuyệt đối và tròn đầy, hư mà linh , không mà diệu.

TIN PHÁP.

1) Pháp nguyên lý

Là nguyên lý của vạn pháp, là thực tướng của vạn pháp. Nguyên lý hay thực tướng của vạn pháp , đó là gì ? Là Bát Bất Trung đạo.

” Bất sinh diệc bất diệt.
Bất thường diệc bất đoạn.
Bất khứ diệc bất lai.
Bất nhất diệc bất dị ’’.

Nếu có hỏi, sao gọi nguyên lý là “bất …bất..”, thì chỉ có thể trả lời: Vì nó là ” Duyên sinh – Vô ngã.

’’Do cái này có mặt, nên cái kia có mặt.
Do cái này không có mặt nên cái kia không có mặt.
Do cái này sinh nên cái kia sinh.
Do cái này diệt nên cái kia diệt ’’.

Nếu hỏi tiếp, sao gọi nguyên lý là Duyên sinh Vô ngã ? Đến đây duy chỉ còn im lặng.

Im lặng là cách trả lời hay nhất.

Đó là câu nói của một danh nhân nào không rõ.

Im lặng là sống với. Là thể nhập sơn hà đại địa, hóa hiện sum la vạn tượng mà hợp đạo. Trời Đâït chẳng hề nói năng, bốn mùa vẫn vận hành; Thu qua , Đông lại, Xuân sang, Hè đến, mọi vật vẫn sinh sôi nẩy nở…

Nên, nguyên lý là cái không thể nói, nói là hữu ngã. Nếu có nói ròng suốt 49 năm như Đức Thế Tôn cũng chỉ là phương tiện.

Để rồi, nói mà im lặng,’’ Vong thị vô, vô thị Phật ‘’, mất tất cả mà được tất cả. Đó là nguyên lý, là vô ngã.

Nguyên lý là duyên sinh. Vì duyên sinh nên vô tướng. Vô tướng mà hiện ra vô lượng tướng, ’’Một là tất ca í’’. Vô lượng tướng rồi cũng trở về im lặng, trở về cái một, ’’ Tất cả là một ’’.

Cho nên, tin Pháp nguyên lý là một cách nói cần được hiểu là ‘’Nhập pháp giới ‘’ chứ không phải ‘’ Ngộ pháp giới’’. Ngộ là còn vướng, là cái chỗø ‘’Bồ đề bổn vô tho ü’’ hay “Ưng vô sở tru û’’. Ưng vô sở trụ là nhảy tỏm trong trùng khơi đại dương mà phiêu du hóa hiện, ’’Sanh kỳ tâm’’ vậy.

Ơí đây, có một điều cần lưu ý. Theo cách hiểu thông thường, pháp hữu vi là pháp bị làm ra, bị tác thành… gọi là tục đế. Ngược lại, pháp vô vi được gọi là Chân đế, Niết bàn… vì là pháp không bị tác thành… Và, nếu hiểu Pháp nguyên lý như là pháp vô vi e chắc không tránh khỏi sự hụt hẩn, khiến ta rơi vào cái nguyên lý khách quan để chiêm ngưỡng (Tịnh độ ở kia), thay vì là nguyên lý đang là để sống trong (Tịnh độ ở đây).Vậy nên, Pháp nguyên lý phải là pháp dung thông cả hữu vi lẫn vô vi, là bàn tay với hai mặt trắng đen, vì chân lý chỉ có một.

2) Pháp triết lý

Đó là gì ? Là 12 bộ Kinh chữ, ba tạng Kinh chữ. Là pháp phương pháp, pháp cách thức nói về sự thật hiện hữu của tất cả pháp qua trung gian ngôn ngữ. Nhưng đặc biệt là sự xuất hiện con đường dẫn đến chân lý, đời sống an lạc giải thoát sau ngững cố gắng mà dòng chữ bất lực trong diễn đạt thực tại. Đó là điểm trân quý nhất của Pháp triết lý.

Triết lý ấy không phải là thuần triết lý suông vì được Như Lai, bậc thông rõ tánh tướng của vạn pháp khéo giảng nói. Sự sao, lý vậy. Lý sao, sự vậy. Sự là giải thơát hoàn toàn. Lý là con đường dẫn đến giác ngộ toàn triệt thông qua sự. Như Thế Tôn đã tuyên bố:

“Cho đến khi nào, này các Tỳ kheo, Ta chưa có tri kiến như thật về khổ, nguyên nhân của khổ, khổ diệt và con đường đưa đến khổ diệt. Cho đến khi ấy, này các Tỳ kheo…Ta mới tuyên bố Ta đã chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Và này các Tỳ kheo, cho đến khi nào, Ta chưa có tri kiến như thật về khổ, nguyên nhân của khổ, khổ diệt và con đường đưa đến khổ diệt. Cho đến khi ấy, này các Tỳ kheo…Ta mới tuyên bố Ta đã chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ’’

(Tương Ưng Bộ Kinh V)

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.