Phật Pháp Căn Bản Phần I – Những Hiểu Biết Sai Lầm Hay Tà Kiến Về Kamma (Nghiệp)

Phật Pháp Căn Bản Phần I - Những Hiểu Biết Sai Lầm Hay Tà Kiến Về Kamma (Nghiệp)
NHỮNG HIỂU BIẾT SAI LẦM HAY TÀ KIẾN VỀ KAMMA (NGHIỆP)

1. Tà kiến hay sự hiểu biết sai lầm thứ nhất:

“Tất cả những Cảm Thọ mà một người nhận chịu dầu đó là lạc thọ, khổ thọ hay vô ký thọ đều là kết quả của Nghiệp quá khứ. Người nào quan niệm như vậy là tà kiến”.

Bạn có đồng ý như vậy chăng? Tôi xin lập lại “Những Cảm Thọ mà một người nhận chịu: Lạc thọ, khổ thọ hay vô ký thọ đều là kết quả của Nghiệp quá khứ. Ai quan niệm như vậy là tà kiến”.

Muốn hiểu câu nói này thì bạn phải hiểu về những Cảm Thọ hay hiểu tất cả những tâm quả đi kèm với tâm sở thọ, chúng đi kèm với những tâm thiện và bất thiện, và chúng đi cũng đi kèm với tâm Kiriya (tâm duy tác), khởi sinh trong tâm vị A La Hán.

Đối với những Cảm Thọ đi kèm với tâm quả thì câu này đúng, phải không? Đúng vậy. Bởi vì, giả sử tôi đau ở đây; và tôi kinh nghiệm về sự đau là kết quả của Nghiệp quá khứ. Đó là tâm quả; điều này đúng. Nhưng ngay trong khi chúng ta làm các hành vi thiện hay bất thiện trong hiện tại thì chúng ta có “tâm thiện” và “tâm bất thiện”. Trong tâm thiện và bất thiện đó có sẵn lạc thọ, khổ thọ và vô ký thọ. Những thọ này đâu phải là kết quả của Nghiệp quá khứ, những thọ này là những gì ta tạo trong hiện tại. Tâm khởi sinh trong các vị Phật và các vị A La Hán cũng vậy. Các Ngài cũng có lạc thọ, khổ thọ (về thân) hay vô ký thọ. Những Cảm Thọ của các Ngài hay những kinh nghiệm về những Cảm Thọ của các Ngài không phải là kết quả của Nghiệp. Như vậy, nếu bạn nói rằng: những Cảm Thọ: lạc khổ hay vô ký mà một người đã nhận chịu là quả của Nghiệp trong quá khứ thì đó là quan niệm sai lầm.

2. Tà kiến hay sự hiểu biết sai lầm thứ hai:

“Những Cảm Thọ lạc, khổ và vô ký mà ta kinh nghiệm được tạo ra bởi

đấng sáng tạo hay Thượng Đế. “

Điều này có nghĩa là những Cảm Thọ mà một người có thể kinh nghiệm được do Thượng Đế tạo ra. Thượng Đế tạo ra niềm vui, tạo ra sự khổ cho họ. Nếu bạn quan niệm như vậy thì đó cũng là tà kiến hay sự hiểu biết sai lầm về Kamma.

Thật vậy, cho rằng: Thượng Đế tạo ra niềm vui, tạo ra sự khổ là một quan niệm thật sai lầm!

3.Tà kiến hay sự hiểu biết sai lầm thứ ba:

“Tất cả các Cảm Thọ: lạc, khổ, vô ký mà một người nhận chịu chẳng có nguyên nhân, chẳng có điều kiện gì cả”.

Chẳng có Cảm Thọ nào khởi sinh mà không có nhân duyên. Mọi Cảm Thọ đều tùy thuộc vào nhân duyên. Không có nguyên nhân (nhân), không có điều kiện (duyên) thì Cảm Thọ không thể khởi sinh. Nói rằng: “Hạnh phúc hay đau khổ của người này… chẳng có nhân duyên gì cả” Đó là câu nói sai lầm”.

Nói rằng: “Lạc thọ, khổ thọ được tạo ra bởi Chúa Trời hay Thượng Đế” thì cũng sai lầm. Bởi vì tất cả mọi sự vật đều phát sinh do một số điều kiện nào đó chứ không phải được sáng tạo bởi Trời hay Thượng Đế.

Nói rằng: “Những Cảm Thọ khởi sinh chẳng do nguyên nhân hay điều kiện nào cả”. Đó cũng là một câu nói sai lầm bởi vì “tất cả mọi sự vật đều phát sinh do một số điều kiện nào đó chứ không phải tự nhiên phát sinh”.

Quan niệm sai lầm thứ hai: “Cảm Thọ được tạo ra bởi Chúa Trời” và quan niệm sai lầm thứ ba: “Cảm Thọ khởi sinh chẳng do nhân duyên nào cả”, Hai quan niệm này thật dễ hiểu, nhưng quan niệm sai lầm đầu tiên: “Những Cảm Thọ mà một người nhận chịu đều là kết quả của Nghiệp quá khứ” hơi khó hiểu một chút. Muốn hiểu quan niệm đầu tiên này bạn phải hiểu Abhidhamma.

Có một đoạn văn rất quan trọng, nhưng cũng rất khó hiểu là: “Ta không hề dạy rằng: Nghiệp đã làm có thể bị tiêu diệt mà không phải trả các quả trong đời sống này, trong đời sống kế tiếp hay trong đời sống kế tiếp nữa”. Tôi nghĩ rằng: câu này cũng không khó hiểu lắm, chúng ta có thể hiểu như vầy: “Nghiệp sẽ không bị tiêu diệt nếu chưa trả quả”, có nghĩa là “khi Nghiệp chưa trả quả thì Nghiệp chưa diệt” và “sau khi đã trả quả thì Nghiệp diệt mất”, đại khái như vậy. Điều này không khó hiểu.

Nhưng câu kế tiếp rất khó hiểu: “Ta không dạy rằng: Có thể làm cho Nghiệp đã tạo chấm dứt mà không cần phải trả”. Câu này có nghĩa là: “Ta không dạy rằng: có thể chấm dứt đau khổ mà không cần phải trả quả của các Nghiệp đã tạo”. Có nghĩa là trước khi chấm dứt sự đau khổ bạn phải nhận chịu những hậu quả của nó.

Câu này khiến tôi suy nghĩ nhiều. Thật là một vấn nạn cho tôi: “Trước khi chấm dứt sự đau khổ, bạn phải nhận chịu những hậu quả của nó”. Như vậy có nghĩa là: “Nếu bạn chưa nhận chịu quả của các Nghiệp đã tạo thì bạn không thể chấm dứt đau khổ”. Hoặc là: Nếu bạn muốn chấm dứt đau khổ thì bạn phải trả hết các quả của Nghiệp đã tạo? Phải vậy chăng?

Thế thì câu này có nghĩa như thế nào? Tôi cũng không biết nữa! Tôi muốn các bạn suy nghĩ về điều đó. Nhưng đừng suy nghĩ trong khóa thiền này. Sau khóa thiền này, về nhà các bạn hãy suy nghĩ nhiều lần, và tôi sẽ cho biết ý kiến của tôi trong khóa thiền tới.

Khi tôi đọc câu trên, tôi không hiểu, tôi bèn đọc Chú Giải. Nhưng Chú Giải chẳng giải thích tý nào về câu này. Chú Giải giữ im lặng. Tôi bèn giở Phụ Chú Giải ra để xem. Nhưng Phụ Chú Giải cũng chẳng nói gì. Cả hai Chú Giải và Phụ Chú Giải đều làm tôi đau khổ. Như vậy, khi hỏi câu hỏi này, tôi cũng làm các bạn đau khổ. Các bạn hãy suy nghĩ về điều này và chúng ta sẽ gặp lại trong kỳ tới…

THIEN-SU-U-SILANANDA – theo theravada.vn

Bài viết trích từ cuốn Phật Pháp Căn Bản, Ngài U Sīlānanda giảng, Tỳ Khưu Kim Triệu hiệu đính, Tỳ Khưu Khánh Hỷ soạn dịch.
Các Bài Viết Trong Sách
1. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Giới Thiệu Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng
2. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Cuộc Đời Đức Phật
3. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Tứ Diệu Đế
4. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Bát Chánh Đạo
5. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Giảng Giải Thêm Về Bốn Tầng Thiền Định (jhana)
6. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Nghiệp
7. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Nghiệp Chứa Ở Đâu?
8. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Có Thể Biến Cải Quả Của Nghiệp Không?
9. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Những Hiểu Biết Sai Lầm Hay Tà Kiến Về Kamma (Nghiệp)
10. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Tìm Hiểu Về Nghiệp (Tiếp Theo)
11. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Một Số Câu Hỏi Liên Quan Đến Nghiệp
12. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Lợi Ích Của Sự Hiểu Biết Luật Nghiệp Báo
13. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Các Loại Nghiệp
14. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Lý Duyên Sinh
15. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Luật Duyên Hệ Duyên
16. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Hướng Dẫn Hành Thiền
17. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Thiền Tha Thứ
18. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Thiền Từ Ái (Niệm Tâm Từ)
19. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Thực Hành Thiền Tha Thứ Và Thiền Từ Ái
20. Phật Pháp Căn Bản II – Đặc Tính Siêu Việt Của Phật Giáo
21. Phật Pháp Căn Bản II – Các Hạng Chúng Sinh Trên Đường Giải Thoát
22. Phật Pháp Căn Bản II – Con Đường Giải Thoát
23. Phật Pháp Căn Bản II – Hai Loại Quy Y
24. Phật Pháp Căn Bản II – Quy Y Siêu Thế
25. Phật Pháp Căn Bản II – Thiền Định (Samatha)
26. Phật Pháp Căn Bản II – Thiền Minh Sát (vipassanā)
27. Phật Pháp Căn Bản II – Tông Phái Và Kết Tập Tam Tạng
28. Phật Pháp Căn Bản Phần II – Vô Ngã
29. Phật Pháp Căn Bản Phần II – Phụ Lục – Hãy Tìm Hiểu Tôn Giáo Này
30. Phật Pháp Căn Bản Phần II – Hướng Dẫn Hành Thiền
31. Phật Pháp Căn Bản Phần II – Thực Hành Thiền Tha Thứ Và Thiền Từ Ái

Posted in Bài Giảng, Phật Giáo | Comments Off on Phật Pháp Căn Bản Phần I – Những Hiểu Biết Sai Lầm Hay Tà Kiến Về Kamma (Nghiệp)

Dòng tư tưởng !

Đôi lúc chợt nhận ra,
quả thật cuộc đời là ảo mộng!
Những dòng tư tưởng thay đổi rất nhanh
Sống trên đời như vẽ một bức tranh
Cần bố cục chỉnh, tổng quát
hơn quan tâm nhiều đến chi tiết
Giữa ba nghìn thế giới chẳng có ai tha thiết
Lắng nghe quan sát giùm đến hoàn cảnh của mình
Đừng để cả đời mãi cặm cụi, chẳng có tầm nhìn
Không biết đâu là chính, phụ …quên đi mục đích !
Continue reading

Posted in Sách Truyện, Thơ Văn | Comments Off on Dòng tư tưởng !

Khoa Học và Phật Giáo: Trước Ngã Tư Đường

LTS : Bài ” Khoa Học và Phật Giáo: Trước Ngã Tư Đường ” của GS Trịnh Xuân Thuận , viết bằng tiếng Pháp, đưọc Cư Sĩ Tâm Hà dịch ra tiếng Việt và thuyết trình trong ” Đại Hội Hoằng Pháp 2005 “, Tổ chức tại Như Lai Thiền Tự, San Diego, ngày 16, 17 và 18-9-2005 ( http://daoviet.net )
Cạnh đó, GS Trịnh Xuân Thuận có trao cho CVCN một bản tiếng Pháp ( Science et Bouddhisme : A la croisée des chemins) với dàn bài có đôi chút thay đổi.

Tuy nhiên , dù bản tiếng Pháp và bản tiếng Việt đăng trong số này không hoàn toàn ăn nhập với nhau, nội dung vẫn không khác biệt.

I. Có những Nền Tảng Nào Cho Một Cuộc Đối Thoại?

Khoa Học và Phật Giáo vốn có những phương thức khác biệt rất cơ bản trong việc nghiên cứu thực tại. Trên bình diện khoa học, tri thức và luận lý nắm giữ những vai trò then chốt. Khoa học thu lượm những hiểu biết về thế giới thực tại rồi cô đọng chúng lại thành những quy luật có thể kiểm chứng được. Continue reading

Posted in Tùy Bút | Comments Off on Khoa Học và Phật Giáo: Trước Ngã Tư Đường

Chánh kiến – Con đường bước vào Tỉnh thức

Sách Almost Buddhist của Lạt Ma Tây Tạng Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche – Better Version

Posted in Phim Ảnh, Video | Comments Off on Chánh kiến – Con đường bước vào Tỉnh thức

Tâm Bớt Nghĩ Nhiều Cuộc Sống Sẽ An Vui, Lòng Biết Đủ Thì Không Sinh Phiền Muộn


Kênh Phật Pháp

Posted in Phim Ảnh, Video | Comments Off on Tâm Bớt Nghĩ Nhiều Cuộc Sống Sẽ An Vui, Lòng Biết Đủ Thì Không Sinh Phiền Muộn

Thầy nhường đệ tử đi trước – Bố thí thân mạng

Thuở xưa, ở chùa Tước Lý có một vị Trưởng lão Tỳ kheo đắc quả A La Hán. Một hôm, vị Tỳ kheo dẫn ông Sa di vào thành hóa đạo. Ông Sa di gánh y bát rất nặng theo sau Thầy.

Dọc đường ông Sa di suy nghĩ: “Người ta sanh ra ở trần gian, không ai chẳng bị khổ.  Muốn thoát khỏi khổ này, phải phát tâm tu những pháp gì?” Rồi lại suy nghĩ: “Phật thường khen ngợi hạnh Bồ Tát là thù thắng. Nay ta phải phát tâm Bồ Tát”. Vừa khởi ý niệm đó, thì vị La Hán dùng tha tâm thông soi suốt tâm suy nghĩ kia, liền bảo ông Sa di: Continue reading

Posted in Sách Truyện | Comments Off on Thầy nhường đệ tử đi trước – Bố thí thân mạng

Nhớ Kỹ Lời Này Để Tránh Bớt Nghiệp Cho Mình

Thầy Thích Pháp Hòa

Posted in Phim Ảnh, Video | Comments Off on Nhớ Kỹ Lời Này Để Tránh Bớt Nghiệp Cho Mình

Chỉ Là Một Cội Cây


Thiền Sư Ajahn Chah

Posted in Phật Giáo | Comments Off on Chỉ Là Một Cội Cây